Dân số Việt Nam đạt trên 96,2 triệu người: Mỗi gia đình được sinh mấy con?

Sự kiện: Thời sự

Việt Nam đang là quốc gia đông dân dân thứ 15 trên thế giới thì các gia đình có được quyền tự quyết số con?

Các gia đình nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp

Các gia đình nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp

Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở cho thấy, tính đến ngày 1/4/2019, dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người. Việt Nam đang là quốc gia đông dân dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, vậy mỗi gia đình có được tự quyết số con? Chính sách 2 con liệu có nên thay đổi không?

Sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình cho biết, ở nước ta, công tác dân số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu và duy trì đến nay.

Tuy nhiên, mức sinh vẫn còn biến động và chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các nhóm đối tượng.

Chênh lệch mức sinh giữa các tỉnh, cao nhất (Hà Tĩnh 3,24 con) và tỉnh thấp nhất (Đồng Tháp 1,36 con) là 1,90 con; Chênh lệch giữa mức sinh nhóm 5 tỉnh cao nhất và 5 tỉnh /TP thấp nhất là 1,20 con. Có 24 tỉnh nhóm mức sinh cao (trên 2,30 con), ngược lại có 16 tỉnh có mức sinh thấp (dưới 1,8 con).

Điều đáng lưu ý, những nơi có điều kiện phát triển kinh tế như TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai và một số khu vực thành thị mức sinh đang xuống rất thấp thì vùng miền núi, vùng khó khăn người dân đẻ nhiều con hơn trong khi điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con chưa tốt.

Trước nhu cầu thực tiễn, chính sách dân số trong thời gian trước thực hiện thay đổi cuộc vận động “Mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con” nay chuyển sang cuộc vận động “ Mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con”.

Do đó, cần “tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp” nhằm ổn định quy mô dân số nước ta khoảng 110 triệu người vào giữa thế kỷ XXI để phát triển bền vững.

Chiều cao của người Việt Nam chậm được cải thiện

Về con số 96,2 triệu dân, ông Nguyễn Doãn Tú cho biết, con số này tăng thêm 10,4 triệu người sau 10 năm. Như vậy, đến năm 2020, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là quy mô dân số không vượt quá 98 triệu người vào năm 2020.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.Ảnh: VGP/Thùy Liên

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.Ảnh: VGP/Thùy Liên

Con số 96,2 triệu người cũng giúp Việt Nam trở thành nước có đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 khu vực.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng cho biết, mặc dù Việt Nam đã khống chế được tốc độ gia tăng dân số nhanh, nhưng do mức sinh cao trong quá khứ nên quy mô dân số chưa ổn đinh và tiếp tục tăng.

Về chất lượng dân số ở nước ta hiện nay, ông Nguyễn Doãn Tú cho biết đã được cải thiện về nhiều mặt. Kết quả giảm sinh đã làm giảm đáng kể sức ép số lượng học sinh các cấp. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện….

Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Năm 2013, tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 3 cm, đạt 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ.

Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của Việt Nam đã tương đương các nước Châu Âu.

Tuy nhiên, chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ số phát triển con người còn thấp, chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân là 73,4 tuổi, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp, chỉ đạt 64 tuổi.

Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Trong 30 năm chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng được 3 cm. Tỉ lệ người bị khuyết tật cao, chiếm 7,08% dân số. Tình trạng tảo hôn (26,6%), kết hôn cận huyết thống (0,65%) còn khá phổ biến ở một số dân tộc thiểu số.

Info toàn cảnh dân số Việt Nam mới nhất: 2 vùng có đàn ông đông hơn phụ nữ

Hai vùng kinh tế - xã hội có tỷ lệ dân số thấp nhất trong cơ cấu dân số theo vùng lại có tỷ lệ giới tính nam cao hơn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN