Dân không có quyền kiện văn bản sai?

“Các nước khác cũng xem công tác lập quy, lập pháp là câu chuyện của nhà nước và cả một quy trình cho nên không đưa những văn bản quy phạm pháp luật sai ra tòa án”.

Đó là ý kiến trả lời của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trong phiên chất vấn sáng 20/8, tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhà nước sai ai phạt?

Tại phiên chất vấn, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đặt vấn đề với Bộ trưởng Tư pháp: Cử tri mong muốn trao quyền khởi kiện cho người dân, nếu thông tư, nghị định vi phạm. Vậy Bộ trưởng cho biết quan điểm của mình về vấn đề này ra sao?

Bộ trưởng Tư pháp cho rằng, trong luật thủ tục xét xử hành chính, tố tụng hành chính đã bàn đến việc này và cũng chưa có cơ sở để quy định trong luật.

“Các nước khác cũng xem công tác lập quy, lập pháp là câu chuyện của nhà nước và của cả một quy trình cho nên không đưa những văn bản quy phạm pháp luật ra tòa án”, ông Cường cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng, các nước trên thế giới cũng không quy định vấn đề là Nhà nước phải bồi thường khi có những thông tư và những văn bản quy phạm pháp luật sai. Bởi đó là một sản phẩm của quản lý nhà nước.

“Tất nhiên chúng ta cũng đã nghĩ đến chuyện này, hiện nay đang thảo luận sửa đổi Hiến pháp, có đề cập đến vấn đề thành lập tòa án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp. Hiện nay đang nghiên cứu xem nhiệm vụ chức năng của tòa án này như thế nào”. (?)

Dân không có quyền kiện văn bản sai? - 1

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường

Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, ĐB Nguyễn Bá Thuyền tiếp tục phát biểu: Bộ trưởng nói bây giờ nhà nước sai chưa bồi thường. Nhưng theo tôi Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật và công dân cũng phải tôn trọng pháp luật.

“Nhân dân sai pháp luật, nhà nước xử phạt, vậy còn Nhà nước sai mà không bồi thường, không phạt là không được, đề nghị Bộ trưởng suy nghĩ lại về vấn đề này”, ĐB Thuyền chất vấn.

ĐB Thuyền lấy ví dụ gần đây, Công an Hải Dương có giữ một chuyến xe bạch tuộc nhưng sau đó bị thối. Công an Hải Dương đã đứng ra bồi thường. Có thể nói, Công an Hải Dương rất tiến bộ.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, công an Hải Dương bồi thường vì quyết định hành chính không phải văn bản quy phạm pháp luật.

Ông Cường cũng chia sẻ ý kiến của ĐB Thuyền về việc người dân có quyền khởi kiện văn bản Pháp Luật trái pháp luật. Điều này sẽ được nghiên cứu thêm và có thể sửa trong luật tố tụng hành chính.

Có lợi ích nhóm trong văn bản pháp luật

Tại phiên chất vấn, ĐB Nguyễn Bá Thuyền cũng đặt vấn đề với Bộ trưởng Tư pháp: Cử chi cho rằng hiện nay tham nhũng xảy ra trong nhiều lĩnh vực, trong đó có tham nhũng về chính sách và pháp luật. Vậy xin hỏi Bộ trưởng cho biết là có tham nhũng về chính sách hay không? Nếu có thì Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, quy trình xây dựng văn bản, quy phạm pháp luật đầy đủ, chặt chẽ qua nhiều tầng lớp.

Từ quyết định của Thủ tướng chính phủ đến Nghị định của Chính phủ rồi pháp lệnh, luật… quy trình rất chặt chẽ. Riêng Thông tư và Thông tư liên tịch của các bộ, ngành chưa có sự kiểm soát tập trung.

Bộ trưởng cho rằng, vấn đề ở chỗ là có thể có nhưng không phát hiện được. Ví dụ có những vấn đề rất khó phát hiện như các DDBQH thường nói nhiều về nghị định về kinh doanh vàng, kinh doanh xăng dầu, hay là về giá than, giá điện...

Chủ chương tiến tới cơ chế thị trường rất nhưng lộ trình như thế nào, bước đi như thế nào để bảo đảm thực hiện được mục tiêu cao ổn định được kinh tế vĩ mô, chống lạm phát… bước đi phải rất chặt chẽ.

“Ở đây nói tới lợi ích nhóm nào đó... tôi nghĩ rằng văn bản từ Thủ tướng chính phủ trở lên đã được kiểm soát. Nhưng cũng không loại trừ những quy định có sơ hở này sơ hở khác, tôi nghĩ trong thực tế có thể có”, ông Hà Hùng Cường nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN