Đại tướng Lê Đức Anh: Người cầm quân luôn trở về trong chiến thắng
Nhân dịp kỉ niệm 30/4, chúng ta cùng nhìn lại công lao của Đại tướng Lê Đức Anh, một vị tướng gắn liền với những bước ngoặt lịch sử và chiến thắng của dân tộc.
Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an trao tặng Cuốn thư ghi nhận công lao, đóng góp cho nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong cuộc Gặp mặt truyền thống các thế hệ.
Vị tướng chỉ huy chiến dịch còn lại
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ tư lệnh chiến dịch ngày ấy gồm 8 người, gồm: Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (lúc đó ông là Trung tướng, Phó Tư lệnh).
Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch); Chính ủy Phạm Hùng; cùng các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện; Phó Chính ủy/Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham mưu trưởng/Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền.
Lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử gồm 5 quân đoàn, với trên dưới 15 sư đoàn. Các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành; cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn cũng như thành thị.
Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định: phải đánh nhanh, quyết liệt, không cho địch co cụm về Sài Gòn; đồng thời, không để cho quân địch ở Sài Gòn chạy về miền Tây. Các cánh quân phải tổ chức các mũi thọc sâu, mũi đánh vòng ngoài kết hợp giữa chủ lực với bộ đội địa phương và kết hợp giữa bộ đội với quần chúng nhân dân, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đức Anh ngoài vai trò Phó Tư lệnh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo trực tiếp cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy Miền (B2) nhận định, hướng Tây - Tây Nam là nơi khó tiến công nhất vì sình lầy; nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4, để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm về cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ).
Đoàn 232 do Trung tướng Lê Đức Anh chỉ huy gồm các sư đoàn 3, 5 và 9; bốn trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công với 3 nhiệm vụ chính: chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông với lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long; tấn công Biệt khu Thủ đô và tấn công Tổng nha cảnh sát, sau đó hợp điểm tại Dinh Độc Lập.
Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng Tây - Tây Nam tiến công. Sư đoàn 5 cắt đoạn Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cắt lộ 4 từ Mỹ Tho tới bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa.
Ngày 30/4, cánh quân hướng Tây - Tây Nam của Trung tướng Lê Đức Anh đã đánh chiếm được Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát, cảnh sát đô thành, các quận Tân Bình, Bình Chánh, hợp điểm tại Dinh Độc Lập đúng theo kế hoạch. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông nối liền một dải.
Trong hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh ông viết: “Thắng lợi trọn vẹn của chúng ta có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân to lớn nhất, cơ bản nhất, gốc rễ nhất là tư tưởng “Nhân ái”. Tư tưởng “nhân nghĩa” của thời đại Hồ Chí Minh là bắt nguồn truyền thống chí nhân chí nghĩa của dân tộc, như Nguyễn Trãi từng viết trong “Đại Cáo Bình Ngô”: “Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần về thăm lại chiến trường Lộc Ninh. Ảnh: Báo Bình Phước
Luôn trở về trong từng chiến thắng
Theo các nhà sử học và tướng lĩnh nghiên cứu quân sự, Đại tướng Lê Đức Anh thực sự là một tướng trận, một nhà cầm quân đại tài. Đại tướng cũng là một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh và xung đột từ năm 1945 - 1989. Ông luôn có mặt ở những điểm nóng nhất và cũng luôn trở về trong từng chiến thắng, từng chiến dịch được giao phó và đảm nhiệm.
Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với các chiến trường từ Bắc vào Nam, cụ thể: Tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, đi chiến trường miền Nam 11 năm (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia 7 năm (1979 - 1986), ổn định tình hình biên giới phía Bắc (1986 - 1989), đồng thời có mặt tại Trường Sa trong những ngày căng thẳng nhất.
Đáng chú ý, ông không phải là vị tướng bàn giấy mà là người trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), chiến dịch giải phóng Campuchia (1979); chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc (1979-1989); bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (1979-1988).
Trong những thời khắc mang tính bước ngoặt lịch sử, những mệnh lệnh của ông khiến giới sử học và các nhà quan sự phải thốt lên: “chỉ có thể là Lê Đức Anh”. Ví dụ, ngày 6/11/1987, Đại tướng Lê Đức Anh khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra mệnh lệnh số 1679/ML-QP về việc bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Và ngày 29/3/1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 167/ML-QP về đóng giữ, bảo vệ khu vực biển thềm lục địa, bãi đá ngầm (khu DK1). Trước đó là Chiến dịch chủ quyền 1988 (CQ 1988) giúp Việt Nam giữ được những hòn đảo quan trọng nhất ngoài quần đảo Trường Sa trước âm mưu thôn tính của ngoại bang.
Cuộc đời ông gắn liền với những chiến thắng, những bước ngoạt thăng trầm của lịch sử, của vận mệnh dân tộc, của thời đại Hồ Chí Minh mà có lẽ thế hệ sau để hiểu về ông sẽ cần có những nghiên cứu, những trang giải mật.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại nhà Công vụ, số 5A,...