Đại biểu Trần Quốc Tuấn: Có cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích gì

Sự kiện: Thời sự

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn cho rằng cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh sợ trách nhiệm thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Ngày 31-5, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn, đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Trần Quốc Tuấn, đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu (ĐB) Trần Quốc Tuấn (đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) nêu một số tồn tại, hạn chế làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Đại biểu đồng tình với Chính phủ về những nội dung hạn chế đã nêu trong báo cáo, đồng thời đặt câu hỏi tại sao hiện nay lại xuất hiện hiện tượng cán bộ sợ trách nhiệm? Không những thế, tâm lý này còn lan rộng từ trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư.

Do vậy, theo ĐB Tuấn, cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh này thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, đồng nghĩa với việc chúng ta cần phân hóa, phân định rõ một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm ấy gồm những kiểu cán bộ nào và nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại của một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm như thế.

Vị ĐB cho rằng có 2 nhóm cán bộ: Một là cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích gì. Hai là những cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm.

Phân tích các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị và sợ vi phạm pháp luật, ĐB đề xuất QH, Chính phủ cần quan tâm tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật, bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất, dễ áp dụng để các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể triển khai thực hiện được ngay.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa như Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến. Theo ĐB Tuấn, nếu thực hiện tốt công việc này sẽ giảm bớt áp lực, gánh nặng cho các cơ quan cấp trên, đồng thời tăng cường trách nhiệm cho các địa phương và cơ quan cấp dưới. 

Muốn vậy, cần xác định việc nào thuộc trách nhiệm của địa phương, mạnh dạn phân quyền cho địa phương làm, địa phương sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc thực thi công vụ có hiệu quả.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại biểu Quốc hội trăn trở trước nhiệm vụ của ”anh hùng áo trắng” sau đại dịch là viết giải trình

Ông Nguyễn Hữu Thông, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận kể lại những tâm sự day dứt, trăn trở của đội ngũ y, bác sỹ trong hoàn cảnh phải làm mọi cách,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.H.Thanh - Minh Chiến ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN