Đại biểu Quốc hội đề xuất phân nhóm 'số đẹp' điện thoại để đấu giá

Sự kiện: Thời sự

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, cần phân nhóm "số đẹp" điện thoại đưa ra đấu giá để tăng thu ngân sách, đồng thời giảm được số lượng người trúng đấu giá mà không lấy.

Chiều 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Viễn Thông (sửa đổi).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên internet, có ý kiến đề nghị cần tháo gỡ các vướng mắc, bảo đảm triển khai việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên internet.

Tiếp thu ý kiến, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng quy định các loại tài nguyên viễn thông cấp qua hình thức đấu giá; quy định cách thức xác định giá khởi điểm cho từng loại tài nguyên trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và mức tiêu dùng của người dân.

Qua đó, giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao di động được xác định bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá tính cho một ngày; quy định trình tự, thủ tục đấu giá thực hiện theo pháp luật về đấu giá tài sản.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh

Qua thảo luận, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đồng tình với nội dung giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động, tuy nhiên theo ông, trong thực tế rất nhiều số thuê bao di động có giá trị rất cao so với giá khởi điểm là 262.000 đồng.

Do đó theo ông, cần phân nhóm "số đẹp" đưa ra đấu giá để tăng thu ngân sách, đồng thời giảm được số lượng người trúng đấu giá mà không lấy.

"Với số đẹp, nhiều người sẵn sàng đấu giá từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Sau đó họ lại bỏ với lý do giá không hợp lý, nhưng chỉ mất tiền cọc 262.000 đồng", ông đề nghị cơ quan soạn thảo tham khảo việc thí điểm đấu giá biển số ô tô.

Giải trình thêm, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, đây là xu hướng phát triển, không chỉ được điều chỉnh trong Luật Viễn thông mà cả trong Luật Tần số vô tuyến điện.

"Vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đảm bảo quy định pháp luật có liên quan, trong đó có pháp luật về đấu giá", ông Huy khẳng định.

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TPHCM) đề nghị tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến quốc phòng, an ninh (QPAN), như việc thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, trung tâm dữ liệu dịch vụ điện toán đám mây dùng riêng phục vụ nhiệm vụ QPAN để đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, như Luật Cơ yếu, Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Đại biểu đề nghị bổ sung thêm từ "cơ yếu" vào sau cụm từ "QPAN" vào khoản 4, Điều 19 quy định, với lý do hoạt động cơ yếu là một trong những hoạt động cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia và bí mật nhà nước...

Các bị cáo CSGT khai cấp trên chỉ đạo can thiệp cấp biển số đẹp

Trưởng phòng CSGT An Giang đã chỉ đạo cấp dưới can thiệp phần mềm cấp biển số xe, theo lời khai tại tòa của bị cáo cấp dưới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Luân Dũng ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN