Đại biểu Quốc hội bức xúc chuyện "chỉ lên tivi mới mua được thịt lợn giá rẻ"
“Bất chấp các biện pháp can thiệp, thịt lợn vẫn tăng giá vù vù. Thế mới có chuyện muốn mua thịt lợn giá rẻ thì lên tivi mà mua. Vậy phải xem lại việc này “lỗi ờ đâu”, Đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) phản ánh.
ĐBQH Cao Đình Thưởng - Phú Thọ (ảnh Nhật Minh)
Đề cập đến vấn đề giá thịt lợn tại phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội, chiều 8/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết “giá thịt lợn vẫn căng thẳng”. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, khiến việc tái đàn gặp khó khăn. Dự kiến đến tháng 7, 8 sẽ đảm bảo cung ứng đủ thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hy vọng khi đó giá thịt sẽ hạ nhiệt.
Tuy nhiên, ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) phân tích, nền kinh tế hiện đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là chịu sự chi phối bởi cả bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình. Trong khi đó, người dân nghe đài, đọc báo, xem truyền hình rồi cứ hy vọng giá thịt sớm giảm, song ai dè giá thực tế chỉ ngày càng tăng.
“Việc người dân thất vọng nói muốn mua thịt giá rẻ lên tivi mà mua hoặc là xuống Hà Nội mà mua cần phải được xem xét xem lỗi từ đâu, từ cơ quan điều hành hay từ người tiêu dùng”, ông Thưởng nêu câu hỏi.
ĐBQH Đặng Thuần Phong - Bến Tre (ảnh Nhật Minh)
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cũng cho rằng, chuyện giá thịt lợn mỗi lúc một “trên trời” bất chấp mọi biện pháp điều hành, tuyên bố để kéo giá thịt về mức 70.000 đồng/kg là một trong những vấn đề gây bức xúc, băn khoăn trong dư luận, cần phải xử lý.
“Giống như chuyện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, chuyện giá thịt lợn, chuyện cao ốc 8B Lê Trực đang thách thức sự kiên nhẫn, gây mất niềm tin với người dân”, ông Phong nói và nhấn mạnh giá thịt thực tế vẫn chưa thể kéo giảm.
“Người dân bảo nhau, chỉ có thể lên tivi mà mua thịt lợn rẻ. Một số lãnh đạo doanh nghiệp thực phẩm là nguồn phân phối thịt lớn cũng phải chịu sự điều hành của nhà nước, phải bán giá thấp nhưng như vậy là chịu thiệt, chịu lỗ nhiều nhưng lúc lợn chết có ai hỗ trợ người ta đâu. Như vậy có phải là thị trường không”, đại biểu Phong đặt câu hỏi.
Hơn 77,5% đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại dự thảo Luật Đầu tư (sửa...
Nguồn: [Link nguồn]