Đại án Việt Á: Tuyên án ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án, HĐXX đã đưa ra phán quyết đối với 38 bị cáo trong vụ án Việt Á.

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Việt Á.

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Việt Á.

Chiều nay (12/1), Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 37 bị cáo trong vụ Việt Á.

Đây là vụ án đầu tiên xét xử cùng lúc 3 cựu ủy viên Trung ương nhiều cựu cán bộ của Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Sở Y tế và CDC các tỉnh Nghệ An, Hải Dương, Bắc Giang, Bình Dương...

Clip: Cảnh sát dẫn giải ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh cùng nhiều bị cáo đến tòa nghe tuyên án vụ Việt Á.

Theo ghi nhận của phóng viên, 13h25, cảnh sát dẫn giải các bị cáo đến phiên xét xử. 13h39, bị cáo Chu Ngọc Anh - cựu Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ được đưa đến tòa. Bị cáo Chu Ngọc Anh mặc quần áo tối màu, tay phải cầm tờ báo che đi tay còn lại.

Đến gần 14h, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được dẫn giải đến phiên tòa.

Khoảng 16h, HĐXX đã đưa ra phán quyết đối với các bị cáo.

Bị cáo Phan Quốc Việt.

Bị cáo Phan Quốc Việt.

Nhóm bị cáo “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”

Phan Quốc Việt, cựu Tổng giám đốc Công ty Việt Á, bị tuyên phạt 14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và 15 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, tổng hình phạt cho 2 tội danh là 29 năm tù.

Vũ Đình Hiệp – Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á, bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và 8 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, tổng hình phạt cho cả 2 tội danh là 15 năm tù.

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long được dẫn vào phiên tòa bằng lối hầm.

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long được dẫn vào phiên tòa bằng lối hầm.

Nhóm bị cáo “Nhận hối lộ”

Nguyễn Thanh Long - cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, bị tuyên phạt 18 năm tù.

Trịnh Thanh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, bị tuyên phạt 14 năm tù.

Nguyễn Huỳnh – Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, bị tuyên phạt 9 năm tù.

Nguyễn Minh Tuấn - cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế, bị tuyên phạt 8 năm tù.

Nguyễn Nam Liên - cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, bị tuyên phạt 7 năm tù. 

Phạm Duy Tuyến - cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương, bị tuyên phạt 13 năm tù.

Bị cáo Chu Ngọc Anh được đưa đến phiên xử.

Bị cáo Chu Ngọc Anh được đưa đến phiên xử.

Nhóm bị cáo “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”

Chu Ngọc Anh - cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, bị tuyên phạt 3 năm tù.

Phạm Công Tạc - cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, bị tuyên phạt 3 năm tù.

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư tỉnh Hải Dương.

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư tỉnh Hải Dương.

Nhóm bị cáo “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”

Nguyễn Văn Trịnh - cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ, bị tuyên phạt 4 năm tù.

Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, bị tuyên phạt 5 năm tù.

Phạm Mạnh Cường - cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương, bị tuyên phạt 4 năm tù.

Phan Tôn Noel Thảo - Trợ lý khối tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, bị tuyên phạt 4 năm tù.

Hồ Thị Thanh Thảo - Thủ quỹ Công ty Việt Á, bị tuyên phạt 4 năm tù.

Nhóm bị cáo “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”

Trần Thị Hồng - Nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

Lê Trung Nguyên – Nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

Trần Tiến Lực - cựu nhân viên Công ty Việt Á, bị tuyên phạt 36 tháng tù.

Nguyễn Mạnh Cường - cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

Nguyễn Thị Trang – Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài chính thuộc Sở Tài chính Hải Dương, bị tuyên phạt 30 tháng (án treo).

Lâm Văn Tuấn - cựu Giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang, bị tuyên phạt 5 năm tù.

Nguỵ Thị Hậu – cựu Phó trưởng Phòng Tài chính kế toán CDC tỉnh Bắc Giang, bị tuyên phạt  30 tháng tù.

Phan Huy Văn – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược vật tư Y tế Phan Anh, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

Phan Thị Khánh Vân – kinh doanh tự do, bị tuyên phạt 36 tháng tù.

Vũ Văn Doanh – Giám đốc Công ty Cổ phần thẩm định giá Thăng Long, bị tuyên phạt 24 tháng (án treo).

Tạ Ngọc Chức - cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thẩm định và đầu tư Toàn Cầu, bị tuyên phạt 20 tháng tù.

Nguyễn Văn Định - cựu Giám đốc CDC tỉnh Nghệ An, bị tuyên phạt 2 năm 12 ngày tù.

Nguyễn Thị Hồng Thắm - Kế toán trưởng CDC Nghệ An, bị tuyên phạt 2 năm 12 ngày tù.

Hồ Công Hiếu - Thẩm định viên Công ty Cổ phần thông tin và Thẩm định giá Miền Nam – Chi nhánh Nghệ An, bị tuyên phạt 24 tháng (án treo).

Nguyễn Thành Danh – cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương, được HĐXX miễn trách nhiệm hình sự.

Tiêu Quốc Cường – Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế Bình Dương, bị tuyên phạt 36 tháng tù.

Lê Thị Hồng Xuyên – Nhân viên xét nghiệm CDC Bình Dương, bị tuyên phạt 24 tháng tù.

Trần Thanh Phong – Phó Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Bình Dương, bị tuyên phạt 24 tháng (án treo).

Nguyễn Trường Giang - Tổng Giám đốc Công ty VNDAT, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

Nguyễn Thị Thuý – Giám đốc dự án Công ty VNDAT, bị tuyên phạt 26 tháng tù.

Ninh Văn Sinh – cựu Phó Giám đốc Công ty Cổ phần thẩm định giá Trung Tín, bị tuyên phạt 18 tháng tù.

Nhóm bị cáo “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”

Nguyễn Bạch Thuỳ Linh - Giám đốc Công ty TNHH MTV SNB Holdings, bị tuyên phạt 30 tháng (án treo).

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - cựu Chuyên viên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

HĐXX nhận định, vụ án xảy ra trong bối cảnh đất nước đang phải gồng mình chống dịch, nhân dân hoang mang, sinh phẩm và vật tư y tế chưa đáp ứng được việc chống dịch. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh hành vi sai phạm của các bị cáo.

Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của một số đơn vị, gây mất niềm tin trong nhân dân. Việc đưa các bị cáo ra xét xử là đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng khoan hồng, giảm nhẹ cho những bị cáo không hưởng lợi.

HĐXX đánh giá 38 bị cáo đều thành khẩn khai báo, tích cực phối hợp cơ quan điều tra làm rõ vụ án. Một số bị cáo không được hưởng lợi vẫn tự nguyện nộp tiền, nộp thừa tiền bị quy kết.

Ngoài ra, hầu hết các bị cáo đều đã tự nguyện khắc phục hậu quả, hoặc tác động tới gia đình nộp tiền khắc phục. HĐXX ghi nhận Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á đã có đóng góp tích cực trong cuộc xét nghiệm, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Các bị cáo ở CDC các tỉnh/thành đặc biệt tích cực, xông pha trên mặt trận chống dịch.

Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội có tính đồng phạm ở mỗi hành vi khác nhau, là mắt xích trong hành vi sai phạm đó.

Cụ thể, Phan Quốc Việt là người đưa ra chủ trương, nhân viên của Việt Á làm việc theo chỉ đạo. Nhân viên CDC thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên. Quá trình thực hiện hành vi sai phạm, Việt cấu kết với nhiều bị cáo nhưng không có sự khăng khít, không hoàn toàn thực hiện một hành vi, họ đã bị truy tố ở nhiều tội danh khác nhau.

Từ những căn cứ trên, khi lượng hình HĐXX đã xét kỹ "công và tội". Tất cả bị cáo được hưởng mức án nhẹ hơn đề nghị của VKSND TP Hà Nội.

Theo cáo trạng, năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát, nên Chính phủ giao Bộ Khoa học Công nghệ chủ trì nghiên cứu sinh phẩm phòng, chống dịch.

Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm, sau đó chiếm đoạt, biến kit test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ (KH-CN) thuộc Bộ KH-CN) để Việt Á được phê duyệt tham gia, phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài.

Việt sau đó đề nghị Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) can thiệp, tác động, chỉ đạo để Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test COVID-19.

Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 kit xét nghiệm cho Bộ Y tế, Việt Á đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/ kit test không có căn cứ...

Trong quá trình phạm tội, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của bị can Long) 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế) 100.000 USD.

Ngoài ra, Việt còn chi tiền "cảm ơn" cho 2 bị cáo Chu Ngọc Anh và Nguyễn Văn Trịnh, mỗi người 200.000 USD.

Đáng chú ý từ ngày 27 đến 29/12/2023, Tòa án Quân sự Thủ đô xét xử Phan Quốc Việt và 6 bị cáo khác trong vụ kit xét nghiệm Việt Á liên quan Học viện Quân y, nơi thực hiện đề tài nghiên cứu kit test COVID-19.

Trong đó, bản án sơ thẩm tuyên phạt Phan Quốc Việt 25 năm tù về 2 tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Khi luận tội với các bị cáo trong vụ Việt Á, đại diện VKS nêu rõ vụ án là điển hình cho “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” và "thông đồng cấu kết tham...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Móc ngoặc, "thổi giá" kit test COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN