Cuốn sách được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc trong những ngày cuối điều trị

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bàn làm việc của Tổng Bí thư với rất nhiều tài liệu được kê ngay cạnh giường bệnh. Một trong những cuốn sách cuối cùng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành thời gian nghiên cứu là "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam".

Những ngày điều trị tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, khi sức khỏe cho phép, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm việc, nghiên cứu sách, báo. Hình ảnh cuối đời của Tổng Bí thư khiến người dân cảm động trước tấm gương sáng của nhà lãnh đạo tận tụy, kiên trung, suốt đời vì dân, vì nước.

Bàn làm việc của Tổng Bí thư với nhiều tài liệu được kê ngay cạnh giường bệnh. Một trong những cuốn sách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành thời gian nghiên cứu là Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam,do NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức biên soạn và xuất bản.

Những hình ảnh của Tổng Bí thư bên bàn làm việc tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108.

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành hết tâm sức vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Tổng Bí thư là một nhà lãnh đạo để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam những năm đầu tiên của thế kỷ 21 trên hầu hết lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Trong thời gian điều trị bệnh, Tổng Bí thư vẫn dành thời gian quan tâm, nghiên cứu văn hóa.

Tác phẩm Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam giới thiệu hành trình niên đại của các bảo vật quốc gia, bắt đầu từ giai đoạn trước Công nguyên cho đến thời kỳ chiến tranh cách mạng, đánh dấu bằng bước ngoặt vĩ đại là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Tác phẩm Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam được xuất bản song ngữ.

Tác phẩm Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam được xuất bản song ngữ.

Cuốn sách giới thiệu các bảo vật một cách súc tích, ngắn gọn nhưng cũng đủ để độc giả có cái nhìn cơ bản, khái quát về nguồn gốc, thời đại, đặc điểm cùng những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của bảo vật.

Tính đến ngày 18/1, Việt Nam có 294 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, qua 12 đợt ký duyệt kể từ năm 2012. Đây là những “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”, được bảo vệ theo chế độ đặc biệt.

Kèm theo những thông tin cô đọng đó là hình ảnh của từng bảo vật.

Trong lần xuất bản đầu tiên vào 2023, đơn vị xuất bản giới thiệu 265 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Ở lần xuất bản thứ hai, cuốn sách bổ sung 29 bảo vật được công nhận là bảo vật quốc gia (đợt công nhận thứ 12) theo Quyết định ngày 18/1 của Thủ tướng. Trong đó có thạp đồng kính hoa 2, trống đồng Sao Vàng, bảo kiếm an dân, lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, đao cẩn tam khí thời Trần, cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa)…

Cuốn sách giúp độc giả khám phá những báu trên khắp đất nước, cung cấp những hiểu biết một cách hệ thống, xuyên suốt, sâu sắc về toàn bộ 294 bảo vật.

Dù sức khỏe yếu dần, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn duy trì lịch làm việc, sáng nghe trợ lý báo cáo, chiều họp với lãnh đạo Nhà nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Ánh ([Tên nguồn])
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN