Cuộc sống mới của “thánh phượt” Vừ Già Pó từng đi bộ 5.800km từ Hà Giang sang Pakistan

Sự kiện: Thời sự Hà Giang

Hơn 5 năm sau khi trở về từ chuyến phiêu lưu tưởng chừng như đã bỏ mạng nơi xứ người, cuộc sống của “thánh phượt” Vừ Già Pó ở Hà Giang đã có nhiều thay đổi.

Cuộc gặp tình cờ với “thánh phượt” tại ủy ban xã

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, chúng tôi có chuyến công tác lên vùng cao nguyên đá Hà Giang. Chợt nhớ đến người đàn ông được mọi người phong cho biệt danh “thánh phượt” - anh Vừ Già Pó (SN 1976, dân tộc Mông, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc), chúng tôi quyết định tìm đến nhà để xem cuộc sống của anh bây giờ ra sao.

Chúng tôi liên hệ qua UBND xã Khâu Vai để nhờ trợ giúp thì rất may mắn, anh Lò A Hạnh – cán bộ xã Khâu Vai cho biết, buổi sáng hôm ấy, anh Pó sẽ lên ủy ban để lấy tiền trợ cấp vì tự kéo đường điện.

  Anh Vừ Già Pó và vợ lên UBND xã Khâu Vai lấy tiền trợ cấp tự kéo điện.

  Anh Vừ Già Pó và vợ lên UBND xã Khâu Vai lấy tiền trợ cấp tự kéo điện.

“Những gia đình nào được Nhà nước kéo điện cho thì không được trợ cấp, còn gia đình nào tự kéo điện về thì được trợ cấp 185.000 đồng/quý”, anh Hạnh chia sẻ.

Khoảng 8h30 sáng, anh Pó cùng vợ là chị Ly Thị Lía có mặt tại trụ sở ủy ban xã Khâu Vai. Anh Pó mặc bộ quần áo màu xám bạc, khá cao ráo. Gặp người lạ, anh cưỡi bẽn lẽn.

Sau khi lấy tiền trợ cấp xong, anh Pó mời chúng tôi về nhà chơi. Vì cần người thông ngôn nên chúng tôi nhờ sự giúp đỡ của anh Hạnh.

 Hình ảnh đời thường của “thánh phượt” sau khi trở về quê sau lần đi lạc tưởng bỏ mạng nơi xứ người.

 Hình ảnh đời thường của “thánh phượt” sau khi trở về quê sau lần đi lạc tưởng bỏ mạng nơi xứ người.

Anh Lò A Hạnh cho hay, giao tiếp bằng tiếng phổ thông của anh Pó có nhiều hạn chế. Anh cũng không biết chữ, thế nên khi lên bưu điện xã lấy tiền trợ cấp, anh Hạnh là người ký thay còn anh Pó điểm chỉ vân tay vào sổ.

  Do không biết chữ nên “thánh phượt” Vừ Già Pó nhờ người ký hộ, còn mình lấy tay điểm chỉ.

  Do không biết chữ nên “thánh phượt” Vừ Già Pó nhờ người ký hộ, còn mình lấy tay điểm chỉ.

Nhà anh Pó nằm ở thôn Lũng Lầu, cách trung tâm xã Khâu Vai chừng 2km. Đường vào thôn cơ bản đã được trải bê tông sạch đẹp, nhưng những con dốc dựng đứng và quanh co đủ khiến những người sợ độ cao cảm thấy tim đập chân run.

Ngôi nhà nằm ở lưng chừng núi, lối xuống là một con đường mòn đất sét, rất trơn mỗi khi trời mưa. Nhà lợp mái fibro xi măng, 4 mặt được quây bằng những tấm gỗ. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là nó rất thấp, thấp đến nỗi những cây cỏ voi trồng xung quanh nhà gần như phủ kín tới tận mái.

Bên trong nhà tối om, chỉ có một vài vệt sáng lọt qua khe ván gỗ. Anh Pó bật một chiếc bóng đèn ở giữa nhà lên nhưng ánh sáng cũng yếu, nếu đứng cách xa 4-5m khó có thể nhìn rõ mặt nhau. Nhà không có nhiều đồ đạc, chỉ có một chiếc bàn gỗ, trên đó kê tivi và có một chiếc nồi cơm điện. Bếp củi nằm ngay giữa nhà, gần cửa vào.

 Ngôi nhà gỗ, lợp mái fibro xi măng của anh Pó nằm giữa lừng chừng một quả núi ở thôn Lũng Lầu.

 Ngôi nhà gỗ, lợp mái fibro xi măng của anh Pó nằm giữa lừng chừng một quả núi ở thôn Lũng Lầu.

  Bên trong nhà anh Pó khá tối và ít đồ dùng.

  Bên trong nhà anh Pó khá tối và ít đồ dùng.

Cuộc sống khấm khá hơn sau khi trở về

Ngồi bên chiếc bàn gỗ giữa nhà, anh Lò A Hạnh thông báo với chúng tôi một tin vui, đó là gia đình anh Vừ Già Pó đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo ở xã Khâu Vai. Cuộc sống tuy vẫn còn nhiều vất vả nhưng vợ chồng anh đang cố gắng từng ngày, làm đủ mọi thứ nghề để kinh tế khấm khá hơn.

Năm 2014, sau khi trở về từ Pakistan, anh Pó làm thủ tục vay ngân hàng được 60 triệu đồng không tính lãi. Anh mang hết số tiền đó mua đàn bò khoảng 7-8 con về nuôi. Những nương, đất xung quanh nhà được anh tận dụng trồng cỏ voi nuôi bò nên đàn bò phát triển khá tốt.

Anh Pó vui vẻ chia sẻ, vừa mới tháng trước, anh bán đi 4 con bò và thu về một khoản tiền kha khá, đủ để lo cho vợ con một cái Tết có thịt. Hiện đàn bò của gia đình anh vẫn còn 7 con.

  Nuôi bò mang lại cuộc sống khấm khá hơn cho gia đình anh Pó sau khi trở về từ Pakistan.

  Nuôi bò mang lại cuộc sống khấm khá hơn cho gia đình anh Pó sau khi trở về từ Pakistan.

Ngoài nuôi bò, anh Pó cũng rất chịu khó đi làm ăn, ai thuê gì làm nấy. “Mùa nương thì 2 vợ chồng đi cuốc nương, trồng ngô, lúa… còn những lúc nông rỗi thì ai thuê gì anh Pó đi làm nấy, có lúc thì đi sửa nhà, lúc thì đi làm đường, xây nhà…”, anh Lò A Hạnh chia sẻ.

Sau khi lưu lạc trở về, vợ chồng anh Pó sinh thêm được một cậu con trai, đến nay bé cũng đã đến tuổi đi học. Trong số 6 người con, hai cô con gái lớn và cậu con trai cả của anh Pó đã xây dựng gia đình.

Nhớ lại đợt đi sang Trung Quốc lao động trái phép và bị lạc sang tận Pakistan, anh Pó vẫn lắc đầu ngao ngán. “Sợ lắm, giờ cho đi cũng không dám đi nữa đâu”, anh nói bằng tiếng phổ thông bập bẹ và cho biết thêm, giờ có đói, có nghèo thì anh cũng chỉ ở quê hương làm ăn.

Các con anh, nếu có thể khi học đến hết cấp 2 hoặc cấp 3 anh sẽ nhờ xã tư vấn cho đi theo các trường nghề hoặc xin vào làm công ty ở địa phương chứ không cho đi lao động xứ người. Anh không muốn con anh rơi vào hoàn cảnh giống như những gì mình đã từng trải qua.Đầu năm 2012, do cuộc sống quá nghèo khổ, anh Vừ Già Pó cùng một số người bỏ quê đi lao động trái phép bên Quảng Đông (Trung Quốc).

Khoảng tháng 3/2012, cuộc sống lao động xứ người khổ không kém, anh Pó bỏ trốn khỏi nhà chủ. Đi bộ ròng rã gần 18 tháng, anh băng qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), vào biên giới và ngang qua miền trung Myanmar tới bang Manipur (Ấn Độ) rồi đến Bangladesh. Từ đây, anh tiếp tục đi bộ vào Ấn Độ ở Đông Bengal, rồi bang Orissa (hay còn gọi là Odisha).

Anh tiếp tục đi cắt ngang qua miền trung Ấn Độ tới tận phía tây của đất nước này (thành phố Mumbai). Chưa dừng lại ở đó, anh Pó còn ngược lên phía bắc, đến tận chân dãy Himalaya ở Himachai Pradesh rồi tiếp tục hướng tây bắc lên Jammu & Kashmir cho tới khi vào đất Pakistan và bị quân báo nước này bắt vào khoảng tháng 9/2013. Tổng quãng đường anh di chuyển khoảng 5.800km.

Mãi tới tháng 5/2014, sau nhiều nỗ lực, Đại sứ quán, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa được Vừ Giá Pó trở về quê hương gặp lại vợ con trong niềm vui sướng tột cùng.

__________________

Dù đã trở lại với cuộc sống thường ngày sau nhiều năm, thế nhưng những ký ức về chuyến lưu lạc 5.800km sang tận Pakistan với nhiều lần bị đánh đập, đói, rét… vẫn ám ảnh anh Vừ Già Pó. Mời quý độc giả đón đọc kỳ tiếp theo: Ký ức kinh hoàng về hành trình đi bộ 5.800km sang Pakistan của “thánh phượt” Vừ Già Pó vào 19h ngày 28/1/2020 trên mục Tin tức trong ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Người H'Mông lạc sang Pakistan: Chạy trốn trước họng súng

Bất ngờ nghe tiếng đạn bắn chỉ thiên, Pó thục mạng chạy, những người lạ mặt rượt đuổi theo Pó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang – Hoàn Như ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN