Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20

Một cuộc triển lãm về cuộc sống của người vô gia cư dưới thời Nữ hoàng Victoria của nước Anh đã được tổ chức tại bảo tàng Geffrye, tái hiện cuộc sống của những người dân nghèo London vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Triển lãm cho thấy, vào đầu những năm 1840, vấn đề về nơi ăn chốn ở của người nghèo thành phố London trở nên cấp bách như thế nào. Việc giải phóng các khu nhà ổ chuột và phá dỡ nhà cửa để xây dựng đường ray xe lửa đã đẩy người nghèo đến các vùng khó khăn hơn.

Triển lãm mở đầu với những con đường nơi những người vô gia cư qua đêm, sau đó là hình ảnh những người nghèo khổ tìm nơi trú chân tạm thời. Ông Fleming, người phụ trách bảo tàng cho biết điều này đã đưa ra một số so sánh thú vị với cuộc sống của người vô gia cư ngày nay.

Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20 - 1

 Những người đàn ông này phải trả một xu để đổi lấy một chỗ ngồi trên ghế hoặc trên sàn nhà trong hội trường

Trong một hội trường mờ mờ ánh sáng, những người đàn ông ăn mặc lôi thôi và bẩn thỉu đang ngồi trên những chiếc ghế gỗ dài, mắt nhìn buồn rầu vào máy ảnh và chuẩn bị cho một đêm nữa tại nơi này.

Họ phải trả một xu để đổi lấy một chỗ ngồi trên ghế hoặc trên sàn nhà. Họ ngồi hoặc tựa lưng vào bức tường lạnh lẽo suốt đêm. Đầu những năm 1980, Đội quân Cứu tế đã xây dựng hội trường này tại Blackfriars, London – đây là một trong số những nơi nương thân của hàng ngàn người nghèo hoặc người vô gia cư.

Bức ảnh ảm đạm này chỉ là một trong số những hình ảnh được trưng bày tại buổi triển lãm sắp tới nhằm khám phá cuộc sống của những người khốn khổ tại London vào thời điểm chuyển giao của thế kỷ trước.

Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20 - 2

 Không nhà và đói khát, tác phẩm điêu khắc vào năm 1869 của Luke Fields

Những người có nhiều tiền hơn chút đỉnh có thể thuê phòng ở một nhà trọ chung với giá 3 xu. Những căn phòng được trang bị đồ đạc đơn giản này nằm trong nhà của chủ trọ tư nhân.

Mặc dù chỉ có một khung giường nhưng chúng cũng riêng tư hơn rất nhiều so với nhà tế bần. Với 6 xu, họ có thể thuê một chiếc giường trong những phòng riêng xa xỉ hơn một chút. Người xem sẽ thực sự đồng cảm khi nhìn cuộc sống nhếch nhác và chật hẹp của người vô gia cư trong những ngôi nhà trọ này.

Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20 - 3

 Những người đàn ông này trông thật hạnh phúc với bữa ăn mặc dù nhà tế bần thật trống trải và lạnh lẽo

Ngày nay, người vô gia cư có điều kiện sống thoải mái hơn, nhưng 110 năm trước đây họ chỉ có một vài xu trong túi. Hannah Fleming giải thích rằng mặc dù nghèo khổ nhưng họ không phải lúc nào cũng tuyệt vọng. Số phận của bạn phụ thuộc vào bạn là ai, bạn ở đâu và bạn có thể dành dụm được bao nhiêu.

Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20 - 4

  Những “chiếc giường quan tài” chật chội này không thực sự thoải mái cho lắm nhưng chúng là nơi qua đêm khô ráo và sạch sẽ

Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20 - 5

 “Những chiếc giường quan tài”

Trong khi đối với giai cấp trung lưu, những nơi này thật lạnh lẽo và không thể sống nổi thì đối với giai cấp hạ lưu, chúng rất thoải mái. Hình trên minh họa một nhóm những người đàn ông qua đêm trong những “chiếc giường quan tài” được làm bằng gỗ chỉ đủ chiều dài cơ thể người.

Bức tranh này tái hiện cuộc sống bên trong hội trường Medland đầu những năm 1900. Trong khi những “những chiếc giường quan tài” bất tiện và chật chội có thể gây sốc đối với giai cấp trung lưu dưới thời nữ hoàng Victoria và người xem ngày nay, thì chúng là một nơi đáng mơ ước đối với những người vô gia cư thời đó.

Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20 - 6

 Bức tranh “Nghỉ ngơi trên cầu London” của họa sĩ Augustus Edwin Mulready vẽ một đứa trẻ đường phố sống dưới thời đại nữ hoàng Victoria

Cuộc sống khốn khổ của người nghèo nước Anh thế kỷ 20 - 7
Bức tranh“Cảnh nghèo túng giày vò” của Thomas Benjamin Kennington vẽ một bé gái đang bán hoa trên đường

Sau đó nhà nước đã nỗ lực xây dựng nhà cửa cho người nghèo, các hộ gia đình, những người sống một mình đồng thời cũng xây thêm những nơi ở đặc biệt cho trẻ em. Những tư liệu về các bữa ăn và nơi ở cho thấy rằng người tàn tật thường được quan tâm nhiều hơn, sau đó đến phụ nữ và trẻ em. Đàn ông trong độ tuổi lao động ít được ưu tiên nhất.

Trong khi thước đo nghèo khó cũng như cách giải quyết có thể thay đổi từ sau thời kỳ nữ hoàng Victoria, tuy nhiên vấn đề này vẫn luôn được quan tâm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mỹ Phương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN