Cục Quản lý thị trường Hà Nội nói gì về chặt đào rừng chơi Tết?
Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể để phân biệt đào rừng, đào phố.
Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội.
Ngày 29/12, tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, về vấn đề kiểm tra, xử lý việc người chặt đào rừng, trước tiên cần tuyên truyền cho người dân không chặt, buôn bán và sử dụng đào rừng.
Theo ông Hùng, đào rừng phải được trồng trên rừng, để hạn chế việc người dân chặt đào rừng mỗi dịp Tết Nguyên đán phải có sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương phải đi trước, thực hiện công tác tuyên truyền cho người dân thôn bản ở vùng núi không được chặt đào rừng.
Nếu chính nếu chính quyền địa phương vào cuộc sát sao, tuyên truyền, vận động người dân không chặt phá bừa bãi, người dân nâng cao nhận thức, từ bỏ thói quen chơi đào rừng ngày Tết thì những cây đào rừng sẽ được bảo vệ.
Để phân biệt đâu là đào rừng, đào phố ông Hùng cho biết, sau này sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Trước đó, phát biểu tại hội nghị tổng kết của ngành nông nghiệp, bàn đến giải pháp bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường, cảnh quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt lưu ý người dân không tự ý chặt phá cây rừng, đào rừng phục vụ thú chơi cây rừng vào dịp tết, nhất là khi Tết Tân Sửu đang đến gần.
Thủ tướng đề nghị các địa phương kiểm soát chặt, ai chặt phá cây rừng, đào rừng mang về thành phố bán sẽ bị xử lý. "Đây là vi phạm, cần xử lý nghiêm túc" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Vài năm gần đây, nhu cầu chơi đào rừng vào ngày Tết của người dân tăng cao. Để sở hữu được những cành đào rừng đẹp, nhiều người không ngần ngại trả mức giá rất cao nên đào rừng ở vùng Tây Bắc có nguy cơ bị tận diệt.
Từ nay nghiêm cấm việc chặt cây rừng, đào rừng mang về xuôi bán - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại...
Nguồn: [Link nguồn]