Cục phó An toàn Lao động lên tiếng về đề xuất đổi giờ làm việc

Sự kiện: Thời sự

Cục phó An toàn Lao động cho rằng, thời gian nghỉ trưa của người lao động không nên rút ngắn lại.

Cục phó An toàn Lao động lên tiếng về đề xuất đổi giờ làm việc - 1

Cảnh ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội của Quốc hội diễn ra ngày 31/10, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét thay đổi giờ làm việc.

Cụ thể, đại biểu Cảnh đưa ra giải pháp thay đổi khung giờ làm việc, buổi sáng bắt đầu từ 8h30 và kết thúc vào lúc 17h đối với khối dịch vụ công, các đơn vị giáo dục công lập trong đó giờ nghỉ trưa kéo dài 1 giờ.

Trao đổi với PV về đề xuất này, ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó An toàn Lao động, Bộ LĐTB & XH cho rằng, nếu đại biểu đề xuất làm việc lúc 8h30 thì sẽ phải kết thúc giờ làm việc buổi sáng lúc 12h30.

“Thời điểm này vào mùa hè rất nắng nóng, gây khó khăn cho việc đi ăn trưa”, ông Thơ nói.

Vì thế, với giờ làm hiện nay (7h30), người lao động có thể đủ bố trí các nhu cầu sinh hoạt. Vì vậy, phương án bố trí làm việc bắt đầu từ 8h30 như ý kiến của đại biểu Cảnh chỉ phù hợp cho một số đô thị khi thời tiết lạnh giá.

“Tại Việt Nam, thời gian bắt đầu làm việc sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h đến 17h là phù hợp”, ông Thơ cho hay.

Cục phó An toàn Lao động lên tiếng về đề xuất đổi giờ làm việc - 2

Ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó An toàn Lao động, Bộ LĐTB & XH cho rằng, đề xuất đổi giờ làm là không phù hợp.

Về rút ngắn thời gian nghỉ trưa, Cục phó An toàn Lao động nói: “Thời gian nghỉ trưa của người lao động không nên rút ngắn lại. Thời gian nghỉ trưa 1,5 tiếng như hiện tại là phù hợp nhịp sinh học con người; giúp hồi phục, duy trì sự tỉnh táo và năng suất lao động”.

Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ: “Khi đề xuất chính sách cho mọi người trước hết phải nghĩ xem có phù hợp với bản thân mình hay không?”.

Về thời gian làm việc bắt đầu từ 8h30, lui lại 1 tiếng như đại biểu Cảnh đề xuất, ông Thọ cho biết, thời gian đó là hơi muộn. Giờ làm nên lùi lại muộn hơn khoảng 30 phút so với hiện tại (7h30) để các bậc cha mẹ có thời gian cho chăm sóc bữa ăn sáng và đưa con tới trường.

Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn phân tích, theo đồ thị năng lực lao động của con người, ngay cả công việc đã quen, thông thường, người lao động cũng mất khoảng 1 tiếng để làm quen sau đó hiệu suất lao động tăng dần. Sau 1 tiếng đạt năng suất lao động mức tối đa và duy trì tới gần khi nghỉ trưa sẽ giảm dần.

Buổi chiều, chu kỳ cũng lập lại nhưng ở mức thấp hơn một chút, thời gian hội nhập chỉ mất khoảng 15-30 phút, phần lùi xuống giảm khả năng làm việc kéo dài hơn buổi sáng.

Chính vì vậy, ông Vũ Quang Thọ cho rằng, các cơ quan nên bố trí thời gian làm việc buổi sáng từ 8h đến 12h, nghỉ trưa 1 tiếng. Buổi chiều, các cơ quan làm việc từ 13h tới 17h.

ĐBQH đề xuất thay đổi giờ làm việc, rút ngắn nghỉ trưa

Đó là giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 sáng, kết thúc lúc 5h chiều, thời gian nghỉ trưa kéo dài 1 giờ. Theo nghiên cứu, các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN