Cục Hải quan Hải Phòng và Hà Nội có nhiều cán bộ "dính phốt"
Vì sao 2 đơn vị đứng đầu ngành hải quan là Cục Hải quan TP. Hải Phòng và Cục Hải quan TP Hà Nội lại có nhiều công chức bị khiển trách và cảnh cáo, thậm chí cách chức và thôi việc?
“Vận động hành lang” để được bổ nhiệm
Cục Hải quan TP. Hà Nội hiện có tổng biên chế công chức, người lao động lên tới 924 người (818 công chức, 66 nhân viên hợp đồng lao động có thời hạn, 40 nhân viên hợp đồng ngắn hạn).
Đầu tháng 2/2019, lãnh đạo Cục đã ra quyết định đình chỉ công tác và đề nghị xem xét xử lý kỷ luật 3 cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài do liên quan tới vụ nhập lậu 856 điện thoại Samsung và Iphone của đối tượng Đặng Đức Thịnh (SN 1989, thường trú Quảng Ninh) đi chuyến bay VN415 từ sân bay Incheon (Hàn Quốc) về Nội Bài ngày 19/1/2019.
Lực lượng Hải quan Nội Bài soi chiếu hành lý hành khách. Ảnh minh họa
Trong báo cáo 1149 của Cục Hải quan TP. Hà Nội gửi đến Tổng cục Hải quan cuối tháng 4 vừa qua, đơn vị này đề xuất hạ xếp loại thi đua đối với 10 cán bộ công chức và điều chuyển 3 công chức CCHQ Nội Bài liên quan vụ để lọt 11 thùng sữa bột của hành khách có dấu hiệu nhập lậu vào Việt Nam theo chuyến bay từ Australia về Việt Nam cua cửa khẩu Nội Bài vào 20/2/2019.
Liên quan đến công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, có một vấn đề nhức nhối cũng được lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hà Nội thừa nhận trong báo cáo 1147 gửi Tổng cục Hải quan ngày 25/4. Cục này cho hay: “Trong quy trình bổ nhiệm, phiếu tín nhiệm được coi là để tham khảo, nhưng hiện nay hầu như có tính quyết định như phiếu bầu cử. Ai được cao phiếu nhất cơ bản đều được bổ nhiệm. Hiếm có trường hợp nào bổ nhiệm người có phiếu thấp”.
Điều này, theo Cục Hải quan TP. Hà Nội, đã dẫn tới tình trạng công chức không tập trung vào nâng cao chuyên môn nghiệp vụ mà chỉ tập trung vào xây dựng các mối quan hệ lấy lòng mọi người để khi làm quy trình bổ nhiệm sẽ nhận được kết quả phiếu cao. Hệ quả, xuất hiện tình trạng “vận động hành lang”, người nào khôn khéo, quan hệ với mọi người tốt thì khi lấy phiếu tín nhiệm sẽ có kết quả cao mà không cần phải chú trọng về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực, không cần nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ để làm chủ công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”.
Cục này cũng chỉ ra hậu quả của thực trạng trên: “Cách lấy phiếu tín nhiệm như trên sẽ không phát huy được vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu, sự lãnh đạo của cấp ủy bị động, lúng túng. Những người làm việc thực sự, có năng lực, thẳng thắn, có va chạm, gai góc thường bị mất phiếu. Từ đó, có những trường hợp dù được bổ nhiệm vào các vị trí cấp trưởng hoặc cấp phó nhưng chưa thực sự xứng đáng, hạn chế trong công tác quản lý, gặp khó khăn trong dẫn dắt, định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo; không nâng cao được hiệu lực, hiểu quả làm việc của cơ quan, đơn vị”.
Hình mẫu nhưng có tới 29 cán bộ công chức bị khiển trách, cảnh cáo
Cục Hải quan TP. Hải Phòng (thuộc Tổng cục Hải quan) là đơn vị có số lượng biên chế lớn thứ 2 trong toàn ngành (sau TP. Hồ Chí Minh). Đây cũng là đơn vị thường xuyên được Tổng cục Hải quan lựa chọn để triển khai trước, thí điểm các chương trình, đề án về công tác tổ chức cán bộ nói chung và công tác biên chế nói riêng.
Theo báo cáo của cục này, tổng số lượng biên chế hiện có là 855 cán bộ, công chức và 114 người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
Theo báo cáo số 4654 về công tác tổ chức cán bộ giai đoạn 2015-2019 gửi Tổng cục Hải quan mới đây, Cục Hải quan TP. Hải Phòng cho biết, từ 2015 đến nay đơn vị đã giải quyết chấp thuận đơn từ chức, bố trí công việc phù hợp đối với 8 trường hợp lãnh đạo cấp Đội.
Lần theo báo cáo số 4654, trong giai đoạn 2015-2019, tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng có 20 cán bộ công chức bị khiển trách (3 lãnh đạo chi cục; 7 lãnh đạo tổ, đội và tương đương; 10 cán bộ công chức không giữ chức vụ lãnh đạo), 9 người bị cảnh cáo (2 lãnh đạo tổ, đội và tương đương; 7 cán bộ công chức không giữ chức vụ lãnh đạo).
Khi được hỏi cụ thể các cán bộ, công chức trên bị khiển trách, cảnh cáo liên quan đến các vụ việc sai phạm nào, lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng lấy lý do số liệu của nhiều năm nên không thể nhớ rõ, đề nghị phóng viên đến trực tiếp trụ sở đặt lịch làm việc rồi cung cấp sau. Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, thuộc Tổng cục Hải quan cũng đề nghị tương tự.
Trước đó, ngày 9/4, sau khi một tờ báo đăng bài điều tra “Nườm nượp cảnh kẹp tiền, đưa – nhận tại Hải quan Hải Phòng”. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, ngày 8/5/2018, Bộ Tài chính đã có công văn số 5201/BTC-TCHQ về việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xác minh, xử lý cán bộ công chức và các giải pháp phòng ngừa tiêu cực trong thực thi công vụ của ngành hải quan.
Ngày 27/4/2018, Cục Hải quan Hải Phòng đã tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thi hành kỷ luật đối với 10 trường hợp. Trong đó xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 5 cán bộ gồm: 1 Chi cục trưởng, 2 Phó chi cục trưởng, 2 Đội trưởng để làm gương, nghiêm khắc chấn chỉnh trong toàn Cục.
Xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 5 trường hợp: Đỗ Trung Tuyến (Phó đội trưởng), Nguyễn Đôn Hạnh (Phó đội trưởng); Vũ Đức Tuấn, Đào Đức Anh, Bùi Tiến Cường (Công chức). Tổng cục Hải quan điều chuyển vị trí công tác đối với 3 công chức thừa hành có hình ảnh trên báo.
Theo cơ quan Thông tấn Quân sự - Bộ Quốc phòng, ngày 23/11, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã thực hiện xong các...