Cục Bản quyền tác giả lên tiếng về cải tiến "tiếw Việt" của PGS Bùi Hiền

Liên quan đến vấn đề bản quyền tác giả tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS Bùi Hiền, Cục Bản quyền tác giả đã lên tiếng chính thức về vụ việc.

Cục Bản quyền tác giả lên tiếng về cải tiến "tiếw Việt" của PGS Bùi Hiền - 1

PGS Bùi Hiền mới được chứng nhận giấy đăng ký bản quyền tác giả. 

PGS Bùi Hiền cho biết, Cục Bản quyền tác giả- (Bộ VHTT&DL) cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt. Xung quanh vấn đề bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả đã lên tiếng chính thức về sự việc.

Mới chứng nhận đăng ký bản quyền

Theo đại diện Cục Bản quyền tác giả, việc cấp giấy đăng ký chứng nhận cho PGS Bùi Hiền là hoàn toàn đúng pháp luật.

“Cục Bản quyền mới chứng nhận đăng ký bản quyền của PGS Bùi Hiền chứ không phải chứng nhận bản quyền. Khi có tranh chấp, kiện cáo, PGS Bùi Hiền sẽ phải chịu trách nhiệm. PGS Bùi Hiền sẽ bị thu hồi giấy đăng ký bản quyền nếu người khác chứng minh được đó là sản phẩm của họ”, đại diện Cục Bản quyền nói.

Theo quy định về quyền tác giả, những tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đều được đăng ký bản quyền; Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết, hoặc ký tự khác; Các bài giảng, bài phát biểu, bài nói, thậm chí một câu thơ cũng được đăng ký bản quyền....

Bà Nguyễn Hằng Nga, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết, thời gian gần đây, số lượng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tăng lên đáng kể so với các năm trước.

Theo bà Nga, việc hiểu đúng về thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan sẽ giúp các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thủ tục này thuận tiện hơn.

Như vậy, PGS Bùi Hiền là người hoàn toàn hiểu đúng về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.

Cũng theo bà Nga, tác giả sẽ được đăng ký bản quyền kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký và quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng….mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Về nội dung, tác phẩm của PGS Bùi Hiền không vi phạm an ninh quốc gia, không gây phương hại đến quyền tác giả.

Một câu thơ cũng có thể đăng ký bản quyền tác giả

Đại diện Cục Bản quyền tác giả cho biết, bất kể cái gì thuộc về sáng tạo cũng có thể đăng ký bản quyền tác giả. Một câu thơ, một biển quảng cáo cũng được đăng ký bản quyền tác giả.

Tác phẩm đăng ký quyền tác giả phải thuộc các loại hình tác phẩm như; bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học…

Theo Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, để đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả có thể nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan.

Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan gồm:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;

 - Tóm tắt nội dung tác phẩm, thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn..

- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 2 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Về cách thức nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 1 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Đề xuất Tiếq Việt kiểu mới
Bạn có đồng ý với đề xuất cải tiến Tiếng Việt kiểu mới không?
Vì sao PGS Bùi Hiền được cấp bản quyền cải tiến “tiếw Việt”?

“Người ta sáng tạo thì phải tôn vinh, trừ trường hợp vi phạm đến an ninh quốc gia thì mới phê phán, phản đối”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Đề xuất tiếng Việt kiểu mới của PGS-TS Bùi Hiền Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN