Cử tri bất bình hành vi ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông

Sự kiện: Thời sự

Cử tri các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Kiên Giang, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… bày tỏ sự lo ngại trước chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thủ tướng vừa giao cho các bộ, ngành trả lời các kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Trong đó, đáng chú ý là các ý kiến của cử tri bày tỏ sự lo lắng về vấn đề Biển Đông.

Hiện trạng quá trình bồi đắp trái phép của Trung Quốc ở khu vực Đá Chữ Thập (Ảnh chụp vào tháng 2). Ảnh: PLANET LABS 

Hiện trạng quá trình bồi đắp trái phép của Trung Quốc ở khu vực Đá Chữ Thập (Ảnh chụp vào tháng 2). Ảnh: PLANET LABS 

Thời gian vừa qua, cử tri Bắc Giang luôn theo dõi sát diễn biến tình hình trên Biển Đông và rất bất bình, lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc công bố thành lập quận đảo Tây Sa và Nam Sa để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Đặc biệt là hành động tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam.

“Cử tri đề nghị Nhà nước cần có biện pháp cứng rắn hơn nữa để bảo vệ ngư dân và chủ quyền biển đảo cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ…”- cử tri Bắc Giang nhấn mạnh.

Còn cử tri tỉnh Bình Định đánh giá cao chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, đồng tình với các giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông trong thời gian qua. Tuy nhiên, cử tri lo lắng về những động thái của Trung Quốc khi tiếp tục có những chính sách bành trướng ở Biển Đông.

Chẳng hạn như hành vi đâm chìm tàu cá Việt Nam, áp đặt các yêu sách chủ quyền phi pháp như xây “trạm nghiên cứu” ở Trường Sa, đặt tên các khu vực quản lý hành chính ở Trường Sa và Hoàng Sa, ban hành quy chế cấm đánh bắt trên Biển Đông.

Cử tri Bình Định kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, lực lượng Cảnh sát biển... có biện pháp bảo vệ, hỗ trợ ngư dân Việt Nam khai thác đánh bắt thủy, hải sản trên biển Đông. Đồng thời yêu cầu Trung Quốc phải đền bù những thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân Việt Nam…

Cùng vấn đề này, cử tri Quảng Bình biểu thị sự bất bình, phẫn nộ trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây dựng các công trình, bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá trái luật pháp quốc tế thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Cạnh đó, nước này còn sử dụng tàu lớn xua đuổi, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ ngư dân Việt Nam trái phép, phá tài sản, ngư cụ, cướp sản phẩm đánh bắt của ngư dân Việt Nam.

“Những vi phạm trắng trợn trên làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan…”- cử tri Quảng Bình nêu.

Với những hành vi trên, cử tri Hà Nội đề nghị Nhà nước tiếp tục giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, xác định rõ những bước đi trong thời gian tới phù hợp luật pháp quốc tế. Song song với đó, chúng ta cần sẵn sàng cho mọi tình huống ở biển Đông.

Cùng vấn đề này, cử tri Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Kiên Giang… cũng đề nghị Chính phủ cần có thái độ dứt khoát về vấn đề Biển Đông trước Trung Quốc.

Cạnh đó, chính phủ cần tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để lên án, phản đối các hành vi trên của Trung Quốc.

Giải mã sức mạnh của công hàm Mỹ gửi lên LHQ phản đối Trung Quốc về Biển Đông

PGS-TS Vũ Thanh Ca từ Đại học Tài nguyên và Môi trường, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Viết Long ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN