Cử người trông coi nghiêm ngặt bảo vật quốc gia vừa được công nhận ở thành Cổ Loa

Sự kiện: Bảo vật Quốc gia

Hiện đền Thượng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho du khách nhìn thấy từ xa một phần của pho tượng.

Nằm ở vị trí trung tâm thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), đền Thượng nơi thờ đức vua An Dương Vương là một ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt, gắn liền với kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa.

Nằm ở vị trí trung tâm thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), đền Thượng nơi thờ đức vua An Dương Vương là một ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt, gắn liền với kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa.

Tương truyền, đền được dựng trên nền nội cung của vua An Dương Vương ngày trước. Đến nay, vẫn chưa rõ đền được xây từ bao giờ, chỉ biết công trình đã sửa chữa lại vào năm 1687, 1893 và gần đây đã được đại trùng tu.

Tương truyền, đền được dựng trên nền nội cung của vua An Dương Vương ngày trước. Đến nay, vẫn chưa rõ đền được xây từ bao giờ, chỉ biết công trình đã sửa chữa lại vào năm 1687, 1893 và gần đây đã được đại trùng tu.

Trước đền Thượng là khoảng sân rộng, bên trong đền có một tượng đồng mới được công nhận bảo vật quốc gia năm 2023, đó chính là tượng An Dương Vương.

Trước đền Thượng là khoảng sân rộng, bên trong đền có một tượng đồng mới được công nhận bảo vật quốc gia năm 2023, đó chính là tượng An Dương Vương.

Ông Hoàng Công Huy, Phó Trưởng ban Phụ trách Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa cho biết, tượng đức vua An Dương Vương được đúc bằng đồng là pho tượng duy nhất, chưa từng thấy ở bất cứ di tích thờ An Dương Vương nào trên toàn quốc. Năm 1893, trong lần trùng tu đền Thượng, làng Cổ Loa đào được một kho đồng tại đền Thượng. Nhân dân cho rằng đó là kho đồng thiêng của nhà vua nên đem đúc tượng, phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ tại đền. Đến năm 1897, tượng được đúc xong, nặng 255kg.

Ông Hoàng Công Huy, Phó Trưởng ban Phụ trách Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa cho biết, tượng đức vua An Dương Vương được đúc bằng đồng là pho tượng duy nhất, chưa từng thấy ở bất cứ di tích thờ An Dương Vương nào trên toàn quốc. Năm 1893, trong lần trùng tu đền Thượng, làng Cổ Loa đào được một kho đồng tại đền Thượng. Nhân dân cho rằng đó là kho đồng thiêng của nhà vua nên đem đúc tượng, phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ tại đền. Đến năm 1897, tượng được đúc xong, nặng 255kg.

“Hiện đền Thượng chỉ mở một cánh cửa hẹp phần trước mặt cho du khách nhìn thấy từ xa một phần của pho tượng. Vì đây là Bảo vật quốc gia nên Ban quản lý Khu di tích khóa cửa hai bên hông, cử người trông coi rất nghiêm ngặt”, ông Huy cho biết.

“Hiện đền Thượng chỉ mở một cánh cửa hẹp phần trước mặt cho du khách nhìn thấy từ xa một phần của pho tượng. Vì đây là Bảo vật quốc gia nên Ban quản lý Khu di tích khóa cửa hai bên hông, cử người trông coi rất nghiêm ngặt”, ông Huy cho biết.

Pho tượng được đúc bằng khuôn sáp ong. Tượng lòng rỗng, trong tư thế ngồi trên bệ, liền khối, hình trụ, với phong thái ung dung, đường bệ, uy nghi.

Pho tượng được đúc bằng khuôn sáp ong. Tượng lòng rỗng, trong tư thế ngồi trên bệ, liền khối, hình trụ, với phong thái ung dung, đường bệ, uy nghi.

Vua đội mũ bình thiên hai cấp, trang trí "lưỡng long chầu nhật". Khuôn mặt vua vuông chữ "điền".

Vua đội mũ bình thiên hai cấp, trang trí "lưỡng long chầu nhật". Khuôn mặt vua vuông chữ "điền".

Cử người trông coi nghiêm ngặt bảo vật quốc gia vừa được công nhận ở thành Cổ Loa - 8

Tượng vua mình mặc long bào cổ cao, hai tay để trước ngực, diềm áo chảy xuống tới tận mũi hài, thân đeo đai ngọc to bản trễ xuống, chân đi hài mũi cong.

Tượng vua mình mặc long bào cổ cao, hai tay để trước ngực, diềm áo chảy xuống tới tận mũi hài, thân đeo đai ngọc to bản trễ xuống, chân đi hài mũi cong.

Điểm nhấn của hoa văn trang trí trên long bào được phân thành các chủ đề khác nhau như lưỡng long chầu nhật, rồng cuộn, mây hóa, trăng, sao, rồng hóa, chim phượng, chim công, cỏ cây, hoa lá, sóng nước, và những biểu tượng thiêng khác..

Điểm nhấn của hoa văn trang trí trên long bào được phân thành các chủ đề khác nhau như lưỡng long chầu nhật, rồng cuộn, mây hóa, trăng, sao, rồng hóa, chim phượng, chim công, cỏ cây, hoa lá, sóng nước, và những biểu tượng thiêng khác..

Trên hai đầu gối của tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương Vương được trang trí bốn vòng tròn trên to, dưới nhỏ, đúc nổi chữ theo kiểu triện và hoa văn rồng.

Trên hai đầu gối của tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương Vương được trang trí bốn vòng tròn trên to, dưới nhỏ, đúc nổi chữ theo kiểu triện và hoa văn rồng.

Cử người trông coi nghiêm ngặt bảo vật quốc gia vừa được công nhận ở thành Cổ Loa - 12

Các dòng chữ Hán được khắc và dát vàng ở hai “lưỡi xén” sau lưng pho tượng.

Các dòng chữ Hán được khắc và dát vàng ở hai “lưỡi xén” sau lưng pho tượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Quang ([Tên nguồn])
Bảo vật Quốc gia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN