“Cụ cây” 100 tuổi, 6 người ôm không hết ở công viên TPHCM bị chặt bỏ

Sự kiện: Tin ngắn

Người dân đến công viên Gia Định dạo chơi, tập thể dục vô cùng tiếc nuối khi thấy cổ thụ 100 tuổi, 6 người ôm không hết bị chặt bỏ vì sâu bệnh, mục gốc.

Sáng 18/11, là ngày thứ 3 Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM (Công ty cây xanh) đốn hạ 1 cây xanh khoảng 100 tuổi tại công viên Gia Định (quận Phú Nhuận, TPHCM). Đây là một trong những cổ thụ ở công viên này bị đốn hạ.

Sáng 18/11, là ngày thứ 3 Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM (Công ty cây xanh) đốn hạ 1 cây xanh khoảng 100 tuổi tại công viên Gia Định (quận Phú Nhuận, TPHCM). Đây là một trong những cổ thụ ở công viên này bị đốn hạ.

Cổ thụ có phần gốc to lớn, đường kính khoảng 2m, 6 người ôm không hết. “Cụ cây” này được khoảng 10 nhân viên cây xanh phối hợp hợp chặt hạ từng bước để đảm bảo an toàn cho người dân trong công viên.

Cổ thụ có phần gốc to lớn, đường kính khoảng 2m, 6 người ôm không hết. “Cụ cây” này được khoảng 10 nhân viên cây xanh phối hợp hợp chặt hạ từng bước để đảm bảo an toàn cho người dân trong công viên.

Nhân viên cây xanh cưa từng đoạn gốc cây cổ thụ. Đây loại cây sọ khỉ (hay còn gọi là xà cừ).

Nhân viên cây xanh cưa từng đoạn gốc cây cổ thụ. Đây loại cây sọ khỉ (hay còn gọi là xà cừ).

Phần gốc có rễ cây nhô lên mặt đất

Phần gốc có rễ cây nhô lên mặt đất

 Hiện nhân viên cây xanh đã hoàn thành mé nhánh, cắt phần ngọn và thân ra thành từng phác gỗ dài từ 2-3m, đường kính từ 0,7-1m.

 Hiện nhân viên cây xanh đã hoàn thành mé nhánh, cắt phần ngọn và thân ra thành từng phác gỗ dài từ 2-3m, đường kính từ 0,7-1m.

Người dân đến công viên Gia Định vui chơi, tập thể dục vô cùng tiếc nuối khi cổ thụ bị chặt bỏ nhưng vì an toàn cho mọi người phải chấp nhận, bởi cây đã có dấu hiệu sâu bệnh. “Cũng tiếc lắm nhưng nghe nhân viên cây xanh nói là cây bị sâu bệnh, phần thân bên trong gốc bị mục rồi. Chặt bỏ trồng cây khác thôi”, ông Trần Hoàng Hà (người dân ra công viên tập thể dục) chia sẻ.

Người dân đến công viên Gia Định vui chơi, tập thể dục vô cùng tiếc nuối khi cổ thụ bị chặt bỏ nhưng vì an toàn cho mọi người phải chấp nhận, bởi cây đã có dấu hiệu sâu bệnh. “Cũng tiếc lắm nhưng nghe nhân viên cây xanh nói là cây bị sâu bệnh, phần thân bên trong gốc bị mục rồi. Chặt bỏ trồng cây khác thôi”, ông Trần Hoàng Hà (người dân ra công viên tập thể dục) chia sẻ.

Đến gần trưa, việc chặt hạ phần gốc vẫn đang được nhân viên cây xanh khẩn trương hoàn thành.

Đến gần trưa, việc chặt hạ phần gốc vẫn đang được nhân viên cây xanh khẩn trương hoàn thành.

Phần thân giữa cổ thụ vẫn còn xanh tốt.

Phần thân giữa cổ thụ vẫn còn xanh tốt.

Ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP thuộc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, việc đốn hạ cây già cỗi, bọng gốc, có nguy cơ đổ ngã nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đến vui chơi, sinh hoạt tại công viên. Sau khi đốn hạ, sẽ tái trồng lại cây mới và phần gỗ của cây bị đốn hạ sẽ tổ chức bán đấu giá, nộp vào ngân sách.

Ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP thuộc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, việc đốn hạ cây già cỗi, bọng gốc, có nguy cơ đổ ngã nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đến vui chơi, sinh hoạt tại công viên. Sau khi đốn hạ, sẽ tái trồng lại cây mới và phần gỗ của cây bị đốn hạ sẽ tổ chức bán đấu giá, nộp vào ngân sách.

Nhân viên cây xanh kéo ngã từng đoạn cổ thụ

Nhân viên cây xanh kéo ngã từng đoạn cổ thụ

Đến trưa, đã hoàn thành thành việc chặt hạ cổ thụ 100 tuổi. Có thể quan sát phần ruột cây đã bị mục ruỗng, sâu bệnh nên có thể ngã bất cứ lúc nào. Do đó việc đốn hạ cổ thụ để đảm bảo an toàn cho người dân.

Đến trưa, đã hoàn thành thành việc chặt hạ cổ thụ 100 tuổi. Có thể quan sát phần ruột cây đã bị mục ruỗng, sâu bệnh nên có thể ngã bất cứ lúc nào. Do đó việc đốn hạ cổ thụ để đảm bảo an toàn cho người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài Châu ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN