Cụ bà hơn 40 năm quét dọn “Cổng trời” trên đỉnh Hoành Sơn

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Du khách thập phương mỗi lần ghé đến địa danh Hoành Sơn Quan hay còn gọi là “cổng trời” thường bắt gặp hình ảnh cụ bà thường xuyên quét dọn...

Hoành Sơn Quan hay còn được người dân địa phương gọi là “cổng trời” nằm trên đỉnh Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn hùng vĩ – nơi chia cắt địa giới giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Hoành Sơn Quan được vua Minh Mạng triều Nguyễn xây bằng gạch đá vào năm 1833, nhằm kiểm soát việc qua Đèo Ngang.

“Cổng trời” Hoành Sơn Quan được đặt trên đỉnh Đèo Ngang, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Di tích lịch sử này được xây dựng vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát phương tiện, con người qua đèo.

“Cổng trời” Hoành Sơn Quan được đặt trên đỉnh Đèo Ngang, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Di tích lịch sử này được xây dựng vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát phương tiện, con người qua đèo.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng bên cạnh di tích lịch sử Hoành Sơn Quan có một căn lều dựng tạm lụp xụp hàng chục năm nay của cụ bà Nguyễn Thị Ngùy (88 tuổi, người dân xã Kỳ Nam) cùng chồng dựng lên để chăm sóc, quét dọn di tích.

Tìm hiểu về cụ bà làm việc chăm sóc quét dọn không công sống cạnh di tích, PV Báo Giao thông đã tìm về xã Kỳ Nam để nắm rõ thông tin.

Khi hỏi thông tin về nhà cụ Ngùy thì người dân địa phương đều chỉ tay lên đỉnh núi và cho biết, cụ Ngùy tuy có nhà tại xã nhưng khoảng 40 năm năm nay 2 vợ chồng cụ dựng cái chòi nhỏ trên “cổng trời” Hoành Sơn Quan để quét dọn, chăm sóc di tích, chẳng mấy khi về nhà.

Muốn lên "cổng trời" du khách phải leo khoảng vài trăm bậc thang bằng đá trên con dốc uốn lượn quanh co

Muốn lên "cổng trời" du khách phải leo khoảng vài trăm bậc thang bằng đá trên con dốc uốn lượn quanh co

“Các chú muốn tìm hiểu thì chạy lên “cổng trời” là gặp cụ bà Ngùy đang quét dọn ở đó. Trước đây có 2 vợ chồng cụ, nay cụ ông đã mất nên chỉ còn cụ bà vẫn miệt mài làm việc trên đó”, anh Nguyễn Sỹ Hùng - người dân xã Kỳ Nam thông tin.

Theo sự chỉ dẫn, PV chạy xe dọc tuyến Quốc lộ 1A trên con đường uốn lượn qua khoảng 7km để lên đỉnh núi.

Sau khi tiếp tục leo hàng trăm bậc thang lên xuống do thợ xẻ núi tạo thành, bắt gặp hình ảnh cụ bà Nguyễn Thị Ngùy dáng gầy còm cõi đang mải miết dọn dẹp rác thải mà du khách vô ý để lại rồi lại thoăn thoát hướng dẫn du khách tham quan, thắp hương tại di tích.

Tại di tích du khách dễ dàng nhận ra cụ bà 88 tuổi, hơn 40 năm qua cùng chồng dọn dẹp, phát quang cây cối.

Tại di tích du khách dễ dàng nhận ra cụ bà 88 tuổi, hơn 40 năm qua cùng chồng dọn dẹp, phát quang cây cối.

Ngơi việc, cụ Ngùy trầm giọng kể: Vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, lúc đó di tích Hoành Sơn Quan còn hoang vu ít người biết đến, cây cối mọc um tùm không có lối đi.

Chồng tôi là ông Bùi Đức Bản (hiện đã mất) nhận thấy một di tích lịch sử bị lãng quên, xuống cấp nên thường cuốc bộ 20km từ nhà lên để phát hoang cây dại, quét dọn tại đây.

Thấy chồng sáng sớm đi lên đỉnh núi rồi tối mịt mới về, tôi có hỏi thì ông bảo lên dọn dẹp trên đó. Sau đó tôi đi theo lên xem thì thấy di tích đang bị bỏ bê, cây cối um tùm không người chăm sóc nên những lần sau đó nên đã quyết định cùng với ông ấy dọn dẹp.

Căn lều dựng tạm che mưa, nắng ngót nghét đã 40 năm là nơi trú chân của vợ chồng cụ Ngùy sau những giờ làm việc mệt nhọc

Căn lều dựng tạm che mưa, nắng ngót nghét đã 40 năm là nơi trú chân của vợ chồng cụ Ngùy sau những giờ làm việc mệt nhọc

Cứ như thế, người dân xã Kỳ Nam và du khách quen với hình ảnh 2 vợ chồng cụ bà Ngùy sáng sớm cuốc bộ từ nhà đến đến “cổng trời” Hoành Sơn dọn dẹp, phát quang cây dại cho đến tối mịt lại về nhà.

Sau này để bớt thời gian đi lại, và để có chỗ nghỉ ngơi sau những giờ lao động, ông bà dựng tạm căn lều nhỏ ở ngay một bên di tích.

Cụ Ngùy nói, có nhiều bạn trẻ lên viết, vẽ bậy tại di tích Hoành Sơn Quan, nhắc nhiều nhưng không xuể.

Cụ Ngùy nói, có nhiều bạn trẻ lên viết, vẽ bậy tại di tích Hoành Sơn Quan, nhắc nhiều nhưng không xuể.

Thấy ông bà ngày ngày vất vả leo lên đỉnh núi "làm cái việc không công", nhiều người thân khuyên ngăn dừng lại để kiếm việc khác làm. Tuy nhiên, bỏ ngoài tai những lời khuyên trên, hai ông bà vẫn động viên nhau tiếp tục làm công việc mà người đời cho là “bao đồng”.

“Năm 2000 ông nhà tôi mất, trước khi mất ông cứ dặn đi dặn lại, nhớ chăm sóc, quét dọn đến khi còn có thể. Tôi giờ già yếu, sức khỏe cũng không như xưa nữa nên con cái khuyên đừng lên đó nữa.

Tuy nhiên, mỗi lần nhìn di ảnh của chồng cùng lời dặn dò của ông ấy, rồi lại nghĩ đến việc không có ai dọn dẹp trên đó nên tôi lại khăn gói nhờ con chở lên”, bà Ngùy ngậm ngùi nói.

Biển chỉ dẫn di tích Hoành Sơn Quan đã hoen gỉ, mờ chữ

Biển chỉ dẫn di tích Hoành Sơn Quan đã hoen gỉ, mờ chữ

Ông Nguyễn Ngọc Tiến – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết, vợ chồng cụ Ngùy lên đỉnh đèo Ngang dọn dẹp, phát quang cây dại cũng gần 40 năm. Sau này, cụ ông mất thì cụ bà vẫn tiếp tục công việc đó.

Ngày nay di tích được nhiều người biết đến, có nhiều du khách hành hương viếng cảnh và việc chính quyền quan tâm tốt nên địa danh Hoành Sơn Quan ngày một đẹp lên.

“Xã Kỳ Nam, chính quyền thị xã Kỳ Anh ghi nhận công sức của 2 vợ chồng bà Ngùy nên hàng tháng có gửi bà một số tiền hỗ trợ. Thi thoảng du khách cũng gửi tiền để bà Ngùy có thêm chi phí mua đèn nhang hương khói”, ông Tiến nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Người dân Đắk Lắk hái 'lộc trời' trên đỉnh Chư Yang Sin

Đầu xuân, nhiều người dân ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk vượt hàng chục cây số đến đỉnh Chư Yang Sin để hái “lộc trời”, tăng thêm thu nhập.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Vũ ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN