CSIS: Mỹ cần dùng quân sự cô lập TQ ở Biển Đông

Tháng 7 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã công bố một bản báo cáo 22 trang có tựa đề "Xu hướng gần đây ở Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ” sau khi tổ chức một cuộc họp trong 2 ngày về vấn đề Biển Đông.

CSIS là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong chính quyền Obama về các vấn đề châu Á. Khuyến nghị của họ về việc giảm leo thang trên Biển Đông bằng cách sử dụng quân đội Mỹ cô lập ngoại giao Trung Quốc đã được thống nhất thực hiện. Chính sách của Mỹ về Biển Đông do CSIS công bố được coi là một bản báo cáo bán chính thức.

Báo cáo mở đầu bằng việc nêu ra tình hình Biển Đông trong 2 năm qua, trong đó nguyên nhân leo thang căng thẳng trong khu vực được CSIS nêu ra là do thái độ luôn gây hấn và không khoan nhượng của Bắc Kinh.

CSIS: Mỹ cần dùng quân sự cô lập TQ ở Biển Đông - 1

CSIS cho rằng nguyên nhân leo thang căng thẳng trên Biển Đông là do Trung Quốc luôn gây hấn và ngang ngược

Trong 6 tháng qua, trên Biển Đông đã diễn ra những tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Philippines với sự giúp đỡ của Mỹ đã đệ trình đơn kiện hành động tranh chấp ngang ngược của Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Sau đó, Manila và Washington đã kí kết một thỏa thuận có tên “Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao (EDCA)”, cho phép quân đội Mỹ thành lập các căn cứ không giới hạn ở bất cứ vị trí nào trong Philippines.

Trong bản báo cáo, CSIS đặt ra một chương trình nghị sự, khuyến nghị Mỹ tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông, với hai động lực cơ bản: xây dựng các văn bản pháp lý để bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh trên Biển Đông và tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực này.

Kể từ khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố về “trục” châu Á, Washington luôn khẳng định nước này là quốc gia trung lập đối với chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và chỉ quan tâm tới việc đảm bảo “tự do hàng hải”.

Việc Philippines đệ đơn kiện lên ITLOS đánh dấu bước khởi đầu việc vô hiệu hóa về mặt pháp lý toàn bộ các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc. Trên tinh thần đó, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại giao Philippines xây dựng một bản đồ chính xác về khu vực tranh chấp “dựa trên sự chồng chéo của các khu đặc quyền kinh tế ven biển, ở thềm lục địa và các quyền lợi hàng hải tiềm năng tại các quần đảo tranh chấp”.

Việc lập ra một bản đồ chi tiết như một bước để xác định “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông, đồng thời bản đồ cũng sẽ thể hiện chính sách của Mỹ về các tiêu chuẩn nghiêm ngặt do CSIS đặt ra, có thể vô hiệu hóa 90% tuyên bố lãnh thổ của Bắc Kinh.

CSIS cũng kêu gọi ngừng tất cả các hoạt động xây dựng trong khu vực tranh chấp và giải thích điều đó như một biện pháp xoa dịu căng thẳng. Việc ngừng xây dựng trong khu vực tranh chấp cũng là một hành động nhằm đối phó với các trường hợp phát sinh về pháp luật trước ITLOS, từ đó, các nước trong khu vực hoàn toàn có thể lập luận rằng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chỉ đơn giản là một hòn đảo không người ở và do đó không có cơ sở hình thành lãnh thổ.

CSIS: Mỹ cần dùng quân sự cô lập TQ ở Biển Đông - 2

Quân đội Mỹ-Philippines diễn tập đổ bộ chiếm đảo hôm 14/7

Bên cạnh đó, báo cáo của CSIS kêu gọi Mỹ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam có được một khung thành vững chắc chống lại sự hung hăng từ phía Bắc Kinh.

CSIS cũng ủng hộ việc mở rộng hiệp ước bảo vệ đồng minh với Philippines tới vùng biển tranh chấp, nơi mà hai năm qua Manila đã gần như lép vế hoàn toàn trước lực lượng vũ trang của Trung Quốc.

Cuối cùng, CSIS ủng hộ việc xây dựng thêm các cơ sở tình báo trong khu vực để thiết lập sự giám sát kĩ càng hơn đối với toàn bộ Biển Đông. Các cuộc đàm phán với Philippines cũng đã nói rõ việc lập thêm các cơ sở tình báo sẽ bao gồm cả việc sử dụng máy bay giám sát trên không.

Báo cáo của CSIS là một tài liệu phản ánh rõ ràng các chương trình nghị sự của Nhà Trắng đối với Trung Quốc. Trong đó, CSIS cho rằng điều cấp thiết hiện nay là phải thiết lập một ranh giới với Trung Quốc.

CSIS đề xuất huy động đội tàu chiến Littoral từ Singapore, một phần của hạm đội Mỹ từ Okinawa, một số thủy quân lục chiến từ Darwin ở miền bắc Australia và một chiến hạm từ căn cứ Subic Bay ở Philippines để phá vỡ sự phong tỏa của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Bản báo cáo nhận được sự tán đồng của tất cả thành viên có trong hội nghị khi cho rằng với chính sách gây sức ép cả về pháp lý và quân sự trên của Mỹ, Trung Quốc sẽ lùi bước trên Biển Đông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Bình (Theo Global Research) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN