Công ty làm sạch sông Tô Lịch muốn xử lý kênh Nhiêu Lộc
Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt làm sạch sông Tô Lịch vừa đề xuất xử lý nước các kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Xuyên Tâm và kênh 19-5 ở TP.HCM.
Sở TN-MT TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về đề xuất này của Công ty Nhật Việt, sau khi tham khảo các thông tin do công ty này cung cấp cũng như tài liệu trên internet, Sở có nhận xét như sau:
Về khả năng cung cấp oxy, thiết bị nano-bioreactor có khả năng tạo bọt khí mịn với kích thước nhỏ, gọi là bọt khí nano, thiết bị này có khả năng làm tăng nồng độ oxy trong nước cũng như duy trì hàm lượng oxy và làm giảm tiêu hao năng lượng so với các quá trình sục khí/quấy trộn khác.
"Khả năng cung cấp oxy "vô tận" thật sự là không thể có vì để thiết bị hoạt động (máy tạo khí) cần cung cấp điện năng. Như vậy nếu ngưng cung cấp điện thì cũng đồng nghĩa là khả năng cấp bọt - khí oxy chấm dứt", văn bản nêu rõ.
Khả năng phân hủy bùn và các chất ô nhiễm: theo như tài liệu và đánh giá của Sở dựa vào quần thể vi sinh vật có trong nguồn nước, dẫn nhiều chứng minh khác, Sở cho biết đối với nước kênh rạch là dòng nước luân chuyển, vì vậy rất khó đánh giá hiệu quả của thiết bị nano-bioreactor.
Chưa kể nếu không kiểm soát tốt nguồn thải vào kênh thì khả năng tái ô nhiễm sau khu vực đặt thiết bị là rất cao. Đối với các nguồn nước tù đọng và ô nhiễm hữu cơ do nước thải lâu ngày, việc sục khí và tăng nồng độ oxy có tác dụng tốt.
Sở cũng khẳng định việc đề xuất thay thế các trạm xử lý nước thải bằng thiết bị nano-bioreactor là chưa có cơ sở vì ngay các nước tiên tiến (kể cả Nhật) vẫn đang sử dụng các trạm xử lý nước thải.
Ngoài ra, một yếu tố mà công nghệ này chưa đáp ứng theo nhận định của Sở là thời gian xử lý/phục hồi là 2-3 tháng trong khi nước thải thì sinh ra hàng ngày. Cộng thêm các chất dinh dưỡng vốn có nhiều trong nước thải - nhất là nước thải sinh hoạt thì công nghệ chưa có hướng xử lý.
Về khả năng cải tạo bùn lắng, dựa vào nhiều phân tích, Sở cho biết muốn cải tạo lớp bùn này thì cần đặt nhiều thiết bị nano-bioreactor dọc theo kênh và cho đến cuối nguồn (nếu cuối nguồn của kênh là sông với bờ rộng thì khó khả thi).
Trên cơ sở đó, các Sở ngành (Sở TN-MT, GTVT, Xây dựng, KH-CN) cùng tham vấn UBND TP.HCM như sau: "Hiện nay Hà Nội đang tiến hành thử nghiệm công nghệ này trên một đoạn sông Tô Lịch với thời gian 2 tháng và được theo dõi, lấy mẫu và đánh giá hiệu quả.
"Vì vậy cần chờ kết quả thử nghiệm với các số liệu cụ thể, bên cạnh đó tổ chức tham quan thực tế và tiếp cận các số liệu quan trắc để có thể đánh giá một cách khách quan hơn", văn bản kết luận.
Đầu thàng 6, Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật - Việt (JVE), đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản (Nano-Bioreactor) công bố kết quả xử lý nước sau 3 tuần (bắt đầu xử lý từ tháng 5). Theo đó, Công ty này cho rằng lượng khí Amoniac (NH3), Hydrosulfide (H2S) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng. Tại một số điểm đặt máy xử lý, độ dày của bùn giảm từ 15-20 cm. Đại diện Công ty khẳng định sau 2 tháng xử lý, khi lượng bùn giảm hẳn thì nước sông sẽ trong trở lại. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp này của Công ty Nhật Việt vì chỉ là giải pháp cục bộ.
Chỉ sau khoảng 1,5 tháng xử lý nước thí điểm ở hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản cho thấy, các thông số ô nhiễm đều...