Công trình thủy lợi gần 80 tỷ bỏ hoang ở miền Tây

Sự kiện: Tin nóng

Công trình Âu thuyền Tắc Thủ được đưa vào sử dụng từ năm 2006, với kinh phí đầu tư gần 80 tỷ đồng nhưng không được vận hành và bảo trì thường xuyên nên đã xuống cấp, hư hỏng không còn sử dụng được.

Nằm tại ngã ba sông Ông Đốc - Cái Tàu và sông Trẹm thuộc xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), công trình Âu thuyền Tắc Thủ thuộc dự án nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ theo quyết định số 655/TTg ngày 20/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

Nằm tại ngã ba sông Ông Đốc - Cái Tàu và sông Trẹm thuộc xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), công trình Âu thuyền Tắc Thủ thuộc dự án nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ theo quyết định số 655/TTg ngày 20/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

Công trình được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng ngày 22/3/2006, với kinh phí đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Công trình có quy mô lớn trong chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, có nhiệm vụ ngăn mặn xâm nhập, bảo vệ hơn 200.000 ha đất vùng ngọt hóa.

Công trình được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng ngày 22/3/2006, với kinh phí đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Công trình có quy mô lớn trong chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, có nhiệm vụ ngăn mặn xâm nhập, bảo vệ hơn 200.000 ha đất vùng ngọt hóa.

Âu thuyền gồm các hạng mục như: Hạng mục âu thuyền; kênh dẫn thượng/hạ lưu âu; hạng mục cống ngăn mặn; kênh dẫn thượng/hạ lưu cống; hạng mục đập đất; hạng mục cơ khí cửa âu, cửa cống và hệ thống điện điều khiển; hạng mục kiến trúc (nhà điều hành, nhà ở công nhân, đường bãi nội bộ và cảnh quan);…

Âu thuyền gồm các hạng mục như: Hạng mục âu thuyền; kênh dẫn thượng/hạ lưu âu; hạng mục cống ngăn mặn; kênh dẫn thượng/hạ lưu cống; hạng mục đập đất; hạng mục cơ khí cửa âu, cửa cống và hệ thống điện điều khiển; hạng mục kiến trúc (nhà điều hành, nhà ở công nhân, đường bãi nội bộ và cảnh quan);…

Từ năm 2006 đến năm 2014, công trình được Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 14 (nay là Công ty cổ phần quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 14) tiếp nhận nhưng chưa được cấp thẩm quyền bàn giao tài sản quản lý.

Từ năm 2006 đến năm 2014, công trình được Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 14 (nay là Công ty cổ phần quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 14) tiếp nhận nhưng chưa được cấp thẩm quyền bàn giao tài sản quản lý.

Vì thế, công trình không có kinh phí quản lý vận hành và bảo trì nên đã xuống cấp, hư hỏng không sử dụng được. Đến năm 2015, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có biên bản bàn giao cho Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 14, phần âu và cống của âu thuyền để tiến hành quản lý, bảo trì.

Vì thế, công trình không có kinh phí quản lý vận hành và bảo trì nên đã xuống cấp, hư hỏng không sử dụng được. Đến năm 2015, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có biên bản bàn giao cho Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 14, phần âu và cống của âu thuyền để tiến hành quản lý, bảo trì.

Riêng các hạng mục, hạ tầng còn lại phần trên bờ (diện tích đất 16,254ha, tòa nhà điều hành 2 tầng, nhà tập thể và một số tài sản khác) được giao cho Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV quản lý. Theo người dân địa phương, từ ngày khánh thành đi vào hoạt động, cống âu thuyền mở ra vận hành rồi sau đó đóng lại, đến nay không thấy hoạt động và trở thành vật cản cho giao thông thủy.

Riêng các hạng mục, hạ tầng còn lại phần trên bờ (diện tích đất 16,254ha, tòa nhà điều hành 2 tầng, nhà tập thể và một số tài sản khác) được giao cho Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV quản lý. Theo người dân địa phương, từ ngày khánh thành đi vào hoạt động, cống âu thuyền mở ra vận hành rồi sau đó đóng lại, đến nay không thấy hoạt động và trở thành vật cản cho giao thông thủy.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau nhận định, nguyên nhân khiến Âu thuyền Tắc Thủ không phát huy hiệu quả là do hệ thống các công trình thủy lợi trong vùng chưa đầu tư đồng bộ. Do đó, không thể vận hành, điều tiết nguồn nước theo mục tiêu ban đầu của dự án.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau nhận định, nguyên nhân khiến Âu thuyền Tắc Thủ không phát huy hiệu quả là do hệ thống các công trình thủy lợi trong vùng chưa đầu tư đồng bộ. Do đó, không thể vận hành, điều tiết nguồn nước theo mục tiêu ban đầu của dự án.

Hiện, một số hệ thống công trình thủy lợi như: Cái Lớn - Cái Bé tỉnh Kiên Giang, Âu thuyền Ninh Quới, tỉnh Bạc Liêu,... đã được đầu tư đưa vào vận hành hiệu quả. Việc khôi phục Âu thuyền Tắc Thủ tỉnh Cà Mau là hết sức cần thiết trong việc kiểm soát, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất cho người dân trước tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.

Hiện, một số hệ thống công trình thủy lợi như: Cái Lớn - Cái Bé tỉnh Kiên Giang, Âu thuyền Ninh Quới, tỉnh Bạc Liêu,... đã được đầu tư đưa vào vận hành hiệu quả. Việc khôi phục Âu thuyền Tắc Thủ tỉnh Cà Mau là hết sức cần thiết trong việc kiểm soát, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất cho người dân trước tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 cổng đóng then cài hoang hoá nhanh chóng

Dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam khởi công xây dựng cuối năm 2014, dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Tuy nhiên đến nay nơi đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tân Lộc - Nhật Huy ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN