Công nhận 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn ở Bình Định là tác phẩm điêu khắc Champa, có niên đại cuối thế kỷ 11.

Ngày 21-11, tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, Sở Văn hoá và Thể thao (VH-TT) tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn.

Lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

Lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

Theo ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Định, từ năm 2015 - 2024, tỉnh này có 13 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận. Tất cả đều là những tác phẩm điêu khắc đá Champa.

Trong đó, Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lưu giữ 8 bảo vật gồm: phù điêu nữ thần Mahisha Sura Mardini, niên đại đầu thế kỷ 12; phù điêu thần Brahma, niên đại cuối thế kỷ 12; cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn, niên đại thế kỷ 12 - 14; phù điêu nữ thần Sarasvati, niên đại đầu thế kỷ 12; phù điêu thần hộ pháp Mả Chùa, niên đại thế kỷ 12; hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 12. Còn 5 bảo vật quốc gia khác đang lưu giữ ở các địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cả 13 bảo vật quốc gia trên là những hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, hình thức độc đáo, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa, lịch sử liên quan đến văn hóa Champa trên vùng đất Bình Định. Đây không chỉ là tư liệu khoa học quan trọng đối với khảo cổ học, mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo của dân tộc.

Tượng sư tử đá thành Đồ Bàn đang trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định

Tượng sư tử đá thành Đồ Bàn đang trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định

Riêng 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh, gần tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Hai tượng sư tử đá này là tác phẩm điêu khắc Champa, hình tượng sư tử trong tư thế nửa nằm, nửa đứng. Đây là hình tượng điêu khắc độc nhất trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc tượng sư tử của Champa.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị xem xét, thẩm định hồ sơ hiện vật kim bảo Hoàng đế chi bảo tại Bảo tàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Anh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN