Công nghệ giáo dục gây “bão”, cựu học sinh trường Thực nghiệm đồng loạt lên tiếng
Hàng chục năm qua, chương trình thực nghiệm giáo dục đã chìm nổi nhiều phen, nhưng lần này có lẽ là nặng nề nhất.
Nhiều người đã dùng những lời lẽ khiếm nhã để nói về GS Hồ Ngọc Đại cùng phương pháp Công nghệ giáo dục.
Vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người phản đối phương pháp giáo dục Công nghệ giáo dục. Đỉnh điểm sau khi gần đây, một clip đánh vần bằng ô vuông và hình tròn của giáo viên được đăng tải khiến nhiều người phản đối kịch liệt.
Không những thế, nhiều người còn dùng những lời lẽ khiếm nhã để nói về GS Hồ Ngọc Đại cùng phương pháp công nghệ giáo dục.
Chia sẻ với PV, cựu học sinh của trường Thực nghiệm cho biết, với tư cách là "học trò của Thực nghiệm khóa", họ không thể không lên tiếng về sự việc.
Chị Hà Việt Anh, cựu học sinh khóa 2 của trường Thực nghiệm, hiện đang Chủ nhiệm CLB phát triển năng khiếu trẻ em GENTALENT cho biết, chị và em gái, 2 con trai và 1 người cháu cũng theo học tài liệu công nghệ giáo dục của trường Thực nghiệm và nhận thấy, thực chất cách đánh vần theo phương pháp công nghệ giáo dục là một cách dạy trẻ khi bắt đầu làm quen với con chữ. Và thời gian trẻ tập ghép vần cũng chỉ rất ngắn. Trong khi điều quan trọng hơn cả lại là phương pháp giáo dục công nghệ giúp trẻ tiếp cận tri thức, làm việc và tư duy độc lập từ những gợi ý của thầy cô, tự làm ra sản phẩm học tập của riêng mình.
Đối với sách công nghệ giáo dục, chị Hà Việt Anh cho rằng, nếu mọi người còn chưa hài lòng đôi chỗ trong sách thì có thể góp ý chân thành trên tinh thần xây dựng để nó hoàn thiện hơn. Những người làm sách chắc chắn luôn lắng nghe để những lần tái bản sau sẽ hoàn chỉnh, chỉn chu hơn lần xuất bản trước, chứ đừng dùng những từ khiếm nhã dành cho người thầy đáng tuổi cha, tuổi ông của mình.
“Tôi nghĩ ai cũng có quyền phản bác, phản biện hoặc không chấp nhận nhưng nên có thái độ bình tĩnh, hướng đến cái tốt đẹp của xã hội. Nếu muốn cho con học công nghệ giáo dục thì hiện nay có nhiều tỉnh thành áp dụng, mọi người có thể tham khảo”, chị Việt Anh nhấn mạnh.
GS Hồ Ngọc Đại và những cựu học sinh trường Thực nghiệm
Anh Hà Đình Long, học sinh khóa 2 của trường Thực nghiệm chia sẻ: “Đến tận bây giờ, sau 39 năm, tôi vẫn luôn tự hào là học sinh Thực nghiệm, học trò của thầy Hồ Ngọc Đại.
Tôi thuận tay trái từ bé, lúc đi học, nhiều người bắt phải viết tay phải. Nhưng chính thầy Đại yêu cầu là “để kệ nó”. Đến bây giờ tôi vẫn viết, thậm chí vẽ được bằng tay trái.
Ngày trước, quanh trường nhiều chỗ có bùn đất, bọn tôi rất thích nghịch đất, ném, bôi bẩn nhau, các cô giáo cấm, nhưng thầy Đại bảo “để chúng nó nghịch, nghịch bẩn là niềm hạnh phúc của chúng nó”
Hai quyền lợi của trẻ con chúng tôi được hưởng là được LÀ CHÍNH MÌNH và được LÀM NHỮNG GÌ MÌNH THÍCH.
Chị Lưu Lan Hương, cựu học sinh trường Thực nghiệm chia sẻ, giữa tâm bão dư luận, chị càng trân trọng bản lĩnh của người thầy đã vào tuổi xưa nay hiếm. Hàng chục năm qua, chương trình thực nghiệm giáo dục đã chìm nổi nhiều phen, nhưng lần này có lẽ là nặng nề nhất.
Chị cho rằng, đa số ý kiến là chưa tiếp cận hết, chưa hiểu rõ thực hư vấn đề ra sao. Thế nhưng, chỉ vậy đã đủ trở thành dòng lũ dữ, vượt quá giới hạn của sự đóng góp, tinh thần trách nhiệm của cá nhân với xã hội, với cộng đồng. Nó tạo nên nỗi đau từ sự nghiệt ngã.
“Khi lên tiếng giễu cợt, thậm chí miệt thị một người thầy đã bạc trắng mái đầu thì sự tử tế ở đâu. Giờ người ta cười cợt vào sự khác biệt trong cách phát âm mà không biết rằng, chính điều đó đã khiến cho những đứa trẻ vùng cao được phổ cập giáo dục và được xóa mù chữ thật sự. Chứ không phải theo cách học rồi lại có thể tái mù như học theo chương trình thiết kế cứng nhắc... ?”, chị Hương bức xúc.
Kể về những năm tháng học ở trường Thực nghiệm, chị Hương cho biết, GS Hồ Ngọc Đại luôn lấy học sinh là trung tâm để ứng xử phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, thay vì nhồi nhét kiến thức. Với các thế hệ học sinh Thực nghiệm thầy như người cha, người ông.
“Chúng tôi được dạy YÊU THƯƠNG và TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT. Vậy làm sao có thể nói công nghệ giáo dục tạo nên những sản phẩm lỗi?”, chị Hương nói.
“Chặng đường phía trước dù khó khăn nhưng tôi sẽ làm được. Tôi sẽ phá vỡ nên giáo dục cũ, xây dựng một nền giáo...