Công bố 300 bức ảnh thật nhất về chiến tranh VN
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại những nỗi ám ảnh sâu đậm và dai dẳng không chỉ với các binh sĩ trực tiếp tham gia mà còn với cả toàn nước Mỹ.
Một nửa thế kỷ kể từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam, một cuốn sách mang tên "Việt Nam: Cuộc chiến tranh thật sự" đã đăng khoảng 300 bức ảnh chân thực nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam. Những bức ảnh được chụp bởi các phóng viên ảnh của hãng tin AP – từ bức ảnh nhà sư tự thiêu của Malcolm Browne cho tới bức ảnh một em bé 9 tuổi chạy khỏi cuộc tấn công bằng bom napalm của Nick Ut.
Cuốn sách "Việt Nam: Cuộc chiến tranh thật sự" được xuất bản vào ngày 1/10 bởi Nhà xuất bản Abrams ở Mỹ và Canada cùng Nhà xuất bản Abrams & Chronicle ở Anh. Một cuộc triển lãm giới thiệu những bức ảnh trong cuốn sách này sẽ được tổ chức tại Manhattan (Mỹ) từ ngày 24/10 đến 26/11 tới.
Dưới đây là một số bức ảnh ấn tượng trong cuốn sách "Việt Nam: Cuộc chiến tranh thật sự":
Trang bìa của cuốn sách "Việt Nam: Cuộc chiến tranh thật sự" được xuất bản tại Mỹ ngày 1/10
Lính thủy đánh bộ Mỹ mệt mỏi tập trung cạnh một chiếc máy bay trực thăng bị bắn rơi sau đêm thứ 3 giao tranh với quân đội Việt Nam tại phía nam khu phi quân sự vào tháng 9/1966.
Lính dù Mỹ vác súng lội qua sông trong một khu rừng ở Bến Cát (Bình Dương) vào tháng 9/1965.
Trực thăng xả đạn hỗ trợ bộ binh Mỹ trong một cuộc tấn công ở Tây Ninh vào tháng 3/1965.
Một lính dù Mỹ bị thương trong cuộc chiến ở đồi A Bia chờ đợi cứu thương ở một doanh trại gần biên giới Lào.
Các em bé chạy khỏi một cuộc tấn công bằng bom napalm của quân đội Mỹ vào năm 1972.
Thi thể một lính dù Mỹ bị giết trong một khu rừng gần biên giới Campuchia được đưa lên trực thăng vào tháng 5/1966.
Một binh sĩ Mỹ bị thương được điều trị tại một bệnh viện dã chiến dưới mặt đất trong căn cứ quân sự Khe Sanh của Mỹ vào tháng 3/1968.
Lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đỏ ở Đà Nẵng vào tháng 4/1965.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn vào tháng 6/1963.
Một phụ nữ ở Tây Ninh đưa con tới nơi an toàn sau khi nhà của họ bị lính quân đội Sài Gòn phóng hỏa vào tháng 6/1963