Công an xã được điều tra ban đầu hay không?
Tranh luận đáng chú ý nhất về dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự giữa các ĐBQH sáng 19-6 là thẩm quyền điều tra của công an xã.
Điều 43 dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự trao cho công an xã khá nhiều thẩm quyền: Tiếp nhận tố giác, tin báo, ngoài việc lập biên bản tiếp nhận còn bổ sung thẩm quyền lấy lời khai; trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì ngoài việc lập biên bản bắt, tước vũ khí, hung khí của người bị bắt, công an xã còn được bổ sung thẩm quyền lấy lời khai, khám người, vẽ sơ đồ hiện trường, thu giữ, tạm giữ và bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan…
Học vấn thấp, không chuyên sâu, dễ vi phạm
Theo bà Nga, việc công an xã thực hiện các hoạt động điều tra ban đầu thực chất sẽ hạn chế quyền con người, quyền công dân của những người bị tạm giữ, khám xét. Chưa kể những bước điều tra ban đầu đó nếu không được thực hiện chuẩn xác, chuyên nghiệp sẽ khiến các dấu vết bị xóa, vật chứng bị mất… Trong nhiều trường hợp, nếu làm sai lệnh thì không thể khắc phục được, làm cho vụ án kéo dài và phức tạp trong đánh giá chứng cứ về sau. Vụ án Lê Bá Mai là một ví dụ điển hình cho những sai phạm trong hoạt động điều tra ban đầu của công an xã…
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc công an xã thực hiện các hoạt động điều tra ban đầu thực chất sẽ hạn chế quyền con người, quyền công dân của những người bị tạm giữ, khám xét. Ảnh: TTXVN
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương cũng đồng ý nên giao công an xã tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng giới hạn ở phạm vi rất hẹp. “Người bị hại sắp chết cũng phải lấy lời khai, chứ không cơ quan điều tra đến nơi ở vùng sâu, vùng xa thì bị hại chết rồi còn đâu mà lấy lời khai. Nhưng không để cho công an xã được khám nghiệm hiện trường bởi họ không có nghiệp vụ sâu, họ giẫm nát hiện trường, sau này cơ quan điều tra đến không làm được” - ông Đương nói.
Mở rộng cơ quan được điều tra? |