Con số bất ngờ trong ngày đầu xác thực sinh trắc học để chuyển tiền

Sự kiện: Tin ngắn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tối 1-7, cả khách hàng lẫn ngân hàng đều cho biết đang cấp tập cập nhật dữ liệu sinh trắc học.

Chiều tối 1-7, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) cho biết tính đến cuối ngày, đã có hơn 30% khách hàng của BVBank tiến hành xác thực sinh trắc học để thuận tiện trong giao dịch. Các khách hàng còn lại vẫn đang tiếp tục cài đặt, cập nhật dữ liệu sinh trắc học.

"Trong quá trình cài đặt, khách hàng cần thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân có thể video call đến bộ phận hỗ trợ 24/7 sẽ được hỗ trợ chuyển đổi thông tin và bắt đầu cài đặt sinh trắc học. Với những khó khăn khác không quét được NFC, khách hàng có thể đến các điểm giao dịch để được hỗ trợ" - đại diện BVBank thông tin.

Trong ngày đầu tiên ngành ngân hàng áp dụng quy định mới của Ngân hàng Nhà nước về bắt buộc xác thực sinh trắc học đối với một số giao dịch trực tuyến như chuyển tiền của khách hàng cá nhân từ 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày vượt 20 triệu đồng, đã phát sinh một số trục trặc.

Tối 1-7, một số khách hàng cho biết vẫn đang tiếp tục cập nhật dữ liệu sinh trắc học. Bản chất của việc xác thực là kiểm tra thông tin chủ tài khoản khớp với thông tin trên CCCD hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, loại bỏ tài khoản giả, không chính chủ, không hợp pháp

Tối 1-7, một số khách hàng cho biết vẫn đang tiếp tục cập nhật dữ liệu sinh trắc học. Bản chất của việc xác thực là kiểm tra thông tin chủ tài khoản khớp với thông tin trên CCCD hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, loại bỏ tài khoản giả, không chính chủ, không hợp pháp

Các trục trặc phổ biến là dữ liệu trên CCCD gắn chip không khớp với thông tin mở tài khoản của khách hàng trước đó; điện thoại của khách hàng không đọc được thông tin chip CCCD qua NFC… Thậm chí, một số khách hàng dùng điện thoại đời mới nhất như Iphone 15 cũng phản ánh chưa cập nhật được dữ liệu sinh trắc học.

Theo các ngân hàng, một vài trục trặc là khó tránh trong vài ngày đầu triển khai quy định mới. 

Dù vậy, điều bất ngờ là thống kê cho thấy trong ngày 1-7, tỉ lệ giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng chiếm 8,8% tổng giá trị giao dịch trong ngày. Con số này cao hơn bình quân tháng 6 (ở mức 8%), nhưng không phải là tỉ lệ quá cao. Những giao dịch trên 10 triệu đồng gặp khó khăn hoặc trục trặc là không nhiều so với tổng giá trị giao dịch trong ngày của hệ thống.

Trước đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam có giá trị dưới 1 triệu đồng. Các giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 11% tổng số giao dịch, số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày cũng chưa đến 1%. Vì vậy, việc xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch, thanh toán của người dùng. 

Theo thống kê đến hết năm 2023, Bộ Công an đã cấp hơn 84,7 triệu CCCD gắn chip và 70,2 triệu tài khoản VneID. Đây là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng, giúp ngành ngân hàng triển khai định danh, xác minh chính xác khách hàng. 

"Thời gian tới, khi Bộ Công an cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử, các ngân hàng sẽ triển khai tích hợp ứng dụng Mobile Banking, Internet Banking với hệ thống định danh và xác thực điện tử. Từ đó, cho phép khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thông qua tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp" - đại diện Ngân hàng Nhà nước thông tin.

Bộ Công an tổ chức triển lãm về sinh trắc học mống mắt, để người dân hiểu về việc thu thập thông tin này theo Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ 1-7 tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Phương, Ảnh: Lam Giang ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN