Có nồng độ cồn trong hơi thở nhưng do ăn trái cây có bị xử phạt?

Trước lo ngại của người dân về thông tin “ăn trái cây, ăn thực phẩm khiến hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt”, đại diện cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã lên tiếng.

Kể từ 1/1/2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Tuy nhiên, uống nước ngọt có ga hay ăn một số loại trái cây như sầu riêng, nho, chuối cũng khiến hơi thở có nồng độ cồn. Vậy, những trường hợp này có bị xử phạt?

Ông Đoàn Tuấn Linh đo nồng độ cồn cho kết quả là 0, 201 mi li gam/1 lít khí thở . (Ảnh: Báo GT)

Ông Đoàn Tuấn Linh đo nồng độ cồn cho kết quả là 0, 201 mi li gam/1 lít khí thở . (Ảnh: Báo GT)

Người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết thời gian gầy đây có nhiều thông tin lo ngại rằng việc sử dụng một số loại trái cây cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở. Điều này có thể gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, đại diện cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.

"Sau này, trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện luật, chúng tôi sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng biết với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt. Chúng tôi sẽ tuyên truyền cho cả người dân và lực lượng chức năng để có thể xử lý các tình huống cho phù hợp", bà Trang nói.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc uống các siro có cồn, hoa quả lên men hay ăn rượu nếp tức là cũng hấp thu một lượng rượu nhất định. Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này là rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết khá nhanh.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Nhật, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, trên thực tế có những tình huống như ăn trái cây (sầu riêng...) mà hơi thở có nồng độ cồn thì vẫn có thể xử lý được vì cồn lưu lại không lâu.

Cũng theo ông Nhật, trong quá trình phát hiện xử phạt cảnh sát giao thông có hai hình thức đo nồng độ cồn đó là đo nồng độ trong hơi thở và thứ 2 là xét nghiệm máu để đo nồng độ cồn.

"Trong quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác", ông Nhật nói.

Rất nhiều loại trái cây ăn vào sẽ khiến cơ thể có nồng độ cồn

Rất nhiều loại trái cây ăn vào sẽ khiến cơ thể có nồng độ cồn

Bác sĩ băn khoăn với quy định nồng độ cồn trong máu phải bằng 0

BS Trần Văn Phúc, BV Xanh Pôn chia sẻ: “Tôi thực sự băn khoăn với quy định nồng độ cồn trong cơ thể phải bằng 0 khi lái xe.

Giới hạn bằng 0 tuyệt đối, có nghĩa là bất kì ai có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở trên con số 0, sẽ bị coi là bất hợp pháp. Theo tôi, con số giới hạn bằng 0 tuyệt đối này, trong một số trường hợp cụ thể sẽ gây ra những hệ lụy pháp lí phức tạp.

Chẳng hạn: Một tài xế lái ô tô đi đúng luật trên đường, bị một xe máy vượt sai quy định đâm vào ô tô và tử vong. Kết quả giám định máu người lái ô tô vượt qua số 0.

Trước thời điểm tai nạn người lái xe ô tô vừa ăn hoa quả và uống nước trái cây bị lên men. Như vậy, tài xế ô tô có nồng độ cồn trong máu đã vi phạm luật”, BS Phúc nói.

BS Phúc cũng cho biết, có nhiều lí do để một người không uống một giọt rượu bia nào, nhưng vẫn có nồng độ cồn trong máu và hơi thở; như các trường hợp sử dụng thuốc uống, nước súc miệng, thực phẩm lên men, hoa quả chín quá mức.

Trên thực tế, không có thực phẩm tự nhiên nào chứa rượu. Nhưng một số thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường có thể xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên, hoặc quá trình chế biến có thêm rượu, mặc dù là lượng rất nhỏ.

Chẳng hạn: Món cá hấp bia, thịt bê sốt rượu Marsala, các món thịt hầm không có rượu sẽ mất hương vị thơm ngon. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kĩ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi pha chế.

Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn. Giấm đang trở nên phổ biến trong các gia đình.

Ngoài ra, hoa quả và trái cây chứa đường chín quá mức, một số đồ uống từ trái cây, một số loại nước tăng lực, cũng có thể chứa cồn.

Rõ ràng, sẽ có những người không uống một giọt rượu bia nào, nhưng họ sử dụng các chế phẩm thuốc, ăn thực phẩm hay trái cây chứa rượu, thì vẫn xuất hiện nồng độ cồn trong máu và hơi thở.

Đó chính là một trong những lí do quan trọng để hầu hết các quốc gia trên thế giới không sử dụng con số giới hạn bằng 0 tuyệt đối.

Các mức phạt mới về nồng độ cồn từ ngày 1/1/2020 cụ thể như sau:

Có nồng độ cồn trong hơi thở nhưng do ăn trái cây có bị xử phạt? - 3

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế nói gì về thông tin “ít nhất 24h sau khi uống rượu bia mới được lái xe”?

Không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là “uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN