Cô bé "gây cháy'': Viện hình sự vào cuộc

Ngày 25/5, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng – UIA xác nhận tổ chức này và Viện hình sự đã chính thức vào cuộc làm rõ hiện tượng “phát cháy” của cháu T. tại TPHCM sau khi nhận được thư kêu cứu của gia đình cháu bé.

Nghiên cứu thiếu thuyết phục…

Hơn 1 tháng đã trôi qua kể từ khi sự việc cháu bé 11 tuổi sống ở khu 75A Bạch Đằng, Phường 2, Q. Tân Bình (TP.HCM) có khả năng “phát cháy” gây không ít tranh cãi.

Các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng đã vào cuộc, áp dụng đủ loại phương pháp, "máy móc" nhưng vẫn không có kết quả.

Cô bé "gây cháy'': Viện hình sự vào cuộc - 1

Nhìn bên ngoài máy RFI hao hao giống chiếc máy bộ đàm

Là nơi nhận được yêu cầu giúp đỡ từ phía gia đình cháu T. đầu tiên nhưng sau một thời gian dài nghiên cứu và điều trị cho bé, các nhà khoa học của TT Cảm xạ học (ĐH Hồng Bàng) đã xin rút lui khỏi vụ việc.

Lật lại quá trình điều trị của TT Cảm xạ học thì thấy có nhiều điểm hết sức vô lý. Gây nhiều nghi ngờ nhất là chiếc máy RFI được quảng cáo là có thể đo được "Hào quang" trong não cũng như các vật thể, cây cối, động vật...

Thậm chí, máy có thể "đánh giá các manh mối về vật chất, lật tẩy những chủ định, tâm lý và sức khỏe của kẻ tình nghi"?...
 
Tuy nhiên, những thông tin này chỉ được công bố trên một wesite nội bộ chứ chưa được cơ quan nào thẩm định rõ ràng. Chính vì lẽ đó, ngoài TT Cảm xạ học này ra thì cũng không ai hiểu rõ công dụng thật sự của chiếc máy RFI này, cũng như cách sử dụng nó.

Các tính năng được khuếch đại giống như những tính năng chỉ thấy trong các phim khoa học viễn tưởng và gần giống như máy phát hiện nói dối của Mỹ...
 
Song song với TT Cảm xạ học, TT Nghiên cứu tiềm năng con người (TTNCTNCN) đứng đầu là TS. Nguyễn Phúc Giác Hải cũng tham gia nghiên cứu trường hợp của bé T. Sau nhiều lần khảo sát và đo đạc bằng máy "cảm xạ năng lượng" vẫn chưa biết rõ nguồn năng lượng kỳ lạ phát ra từ đâu và bằng cách nào, nhưng ông Hải luôn khẳng định nguyên nhân cháy là do "khả năng" của cô bé.

Tuy nhiên chiếc máy này cũng gây tranh cãi vì chẳng ai biết đó là máy gì. Theo các nhà Vật lý thì mới chỉ biết đến máy đo nhiệt độ hồng ngoại, có thể đo được nhiệt độ phát ra từ cơ thể con người mà thôi.
 
Trong buổi hội thảo ngày 19/5 của TTNCTNCN thì các nhà khoa học đã nhắc đến lửa "Tam muội" và "hỏa xà", tuy nhiên ngọn lửa "tam muội" chỉ là một khái niệm trừu tượng không thể gán ghép và cho rằng đó là nguyên nhân gây cháy của bé T là không có cơ sở.

Cô bé "gây cháy'': Viện hình sự vào cuộc - 2

Hình ảnh về máy RFI được quảng cáo trên mạng

Còn "luồng hỏa xà" trong cơ thể từng được nhắc đến trong các bài tập của các tu sĩ nhằm giữ ấm cho cơ thể, thực chất rất khó có thể sinh ra một nguồn năng lượng lớn đến như vậy.
 
Theo nguyên lý cơ bản trong Vật lý thì nếu nguồn năng lượng thật sự truyền ra từ một nguồn nào đó thì chỉ có thể đốt cháy vật bên trong tủ khi đã đốt cháy được cửa tủ để đi vào bên trong.

Nhưng vào ngày 18/5, trước sự chứng kiến của rất nhiều người thì quần áo bên trong tủ ở tầng 2 nhà bé T bị cháy khi cánh cửa còn đóng và nguyên vẹn.
 
Cơ quan chức năng vào cuộc
 
Trong khi các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu tâm linh tranh cãi gay gắt về nguyên nhân thực sự của các vụ cháy thì ông Phạm Quốc Việt (bố bé T) đã tiếp tục cầu cứu đến Liên Hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) và Viện Hình sự là hai cơ quan khoa học chính thống có tầm cỡ quốc gia vào cuộc.

Cô bé "gây cháy'': Viện hình sự vào cuộc - 3

Vụ cháy kiểu này vẫn là hiện tượng… bí ẩn 

Được biết, hai cơ quan này từng kết hợp phá những vụ án nghiêm trọng, dường như đã rơi vào ngõ cụt nhờ sự tham mưu từ phía UIA  dự báo các thông tin về tội phạm vô cùng hữu hiệu.
 
Trước đó TS Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc UIA) đã từng lên tiếng lý giải các thông tin trái chiều trước báo giới về những thông tin liên quan đến sự việc cô bé "phát cháy".
 
Được biết, UIA sẽ kết hợp với Viện Hình sự sử dụng các máy móc, thiết bị của Viện Hình sự để đo đạc đồng thời sử dụng phương pháp thống kê và loại trừ kết quả không đúng để dần tìm ra nguyên nhân khoa học và chính xác nhất.
 
Sự tham gia của hai cơ quan khoa học chính thống vào sự việc của cô bé "phát cháy" hứa hẹn sẽ cho dư luận một kết quả chính xác và hợp lý nhất trong thời gian sớm. Đặc biệt sẽ giúp gia đình cô bé yên tâm hơn và sớm đưa cháu T. về cuộc sống bình thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiểu Minh ([Tên nguồn])
Bé 11 tuổi làm đồ vật cháy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN