Clip: Màn lao dầm đường sắt trên cao cực khó giữa HN

Sự kiện: Tin Hà Nội

Một trong những hạng mục khó nhất trong dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) là lắp đặt những phiến dầm nặng hàng trăm tấn trên đường Hoàng Cầu.

Clip: Màn lao dầm đường sắt trên cao cực khó giữa HN - 1

Quãng đường vận chuyển phiến dầm qua hồ Hoàng Cầu tới điểm lắp ráp dài khoảng hơn 200m.

Việc vận chuyển, nâng, lắp ráp những phiến dầm bê tông đúc sẵn vào các mố trụ cầu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) là một trong những hạng mục khó khăn và vất vả nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác đến từng milimet.

Để lắp đặt được 2 phiến dầm (mỗi phiến dầm nặng 240 tấn, dài 32m) vào mố trụ trong đêm, đơn vị thi công phải điều rất nhiều thiết bị đặc biệt cùng hàng chục kỹ sư, công nhân làm việc từ 22h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau.

Clip: Màn lao dầm đường sắt trên cao cực khó giữa HN - 2

Khoảng hơn 22h đêm 12/3, những phiến dầm bê tông đúc sẵn được vận chuyển từ Dương Nội  đến khu vực thi công đường sắt trên cao tại phố Hoàng Cầu mới (quận Đống Đa).

Trước đây, tại khu vực đường Nguyễn Trãi, việc nâng những phiến dầm chỉ đơn thuần là cẩu lên theo phương pháp di chuyển ngang từ dưới đất lên trụ. Nhưng tại một số điểm giao cắt quan trọng như: vị trí qua đường vành đai 3, qua sông Tô Lịch và tại khu vực đường Hoàng Cầu đều phải thêm công đoạn lao dầm dọc tuyến bằng xe chuyên chở trên cao.

Phó TGĐ Dự án đường sắt trên cao Lê Văn Dương cho biết, hầu hết các trụ đều cao khoảng 12m, đường sá tại nơi thi công hẹp, do vậy phương án lao dầm dọc tuy vất vả nhưng sẽ an toàn, tiết kiệm được mặt bằng, không gây ảnh hưởng đến giao thông bên dưới.

"Thời điểm lao dầm qua hồ Hoàng Cầu từ đầu phố Yên Lãng đến gần ga Hoàng Cầu dài khoảng hơn 200m gặp thời tiết khá lạnh, sương mù và mưa phùn, các công nhân, kỹ sư luôn cố gắng để đảm bảo tiến độ nhưng cũng phải tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động", ông Dương nói.

Clip: Màn lao dầm đường sắt trên cao cực khó giữa HN - 3

Phiến dầm đường sắt trên cao dài 32m, nặng 240 tấn được được nâng lên cao bằng cẩu thủy lực.

Clip: Màn lao dầm đường sắt trên cao cực khó giữa HN - 4

Sau khi được nâng lên từ dưới đất, các phiến dầm được đặt vào hệ thống xe chuyên chở trên cao và được lắp vào đúng vị trí.

Clip: Màn lao dầm đường sắt trên cao cực khó giữa HN - 5

Dầm được lắp đặt vào vị trí trên phố Hoàng Cầu, đây là điểm sát với ga Hoàng Cầu.

Clip: Cận cảnh quá trình vận chuyển, lắp ráp những phiến dầm đường sắt trên cao nặng hàng trăm tấn trên đường Hoàng Cầu (Hà Nội):

Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km với 12 ga đón trả khách. Điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Đây là tuyến đường sắt khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Toàn tuyến nằm trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi.

Số lượng dầm đúc sẵn toàn tuyến là 806 phiến. Trung bình mỗi phiến nặng khoảng 260 tấn, dài 30m. Sau khi được vận chuyển đến công trường, các dầm sẽ được lắp đặt lên đỉnh trụ bởi các cẩu tự hành chuyên dụng pooctic được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dự kiến việc lao dầm trên toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được hoàn thành trong quý I/2016.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú (danviet.vn)
Tin Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN