CLIP: Cận cảnh chạy thử thương mại toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hình ảnh, video clip về việc đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành thử khai thác thương mại toàn bộ hệ thống sáng nay 12-12 với tần suất 6-7 phút/chuyến, giờ cao điểm 2-3 phút chuyến.

Để đánh giá an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành thử khai thác thương mại toàn bộ hệ thống trong 20 ngày, bắt đầu từ ngày 12-12 đến ngày 31-12.

Theo ghi nhận, sáng 12-12, các chuyến tàu đã chạy thử trên tuyến đường sắt dài 13 km. Đến mỗi nhà ga, tàu dừng khoảng 30 giây để đón trả khách như khi chạy thương mại. Các đoàn tàu chạy tần suất 6-7 phút/chuyến, giờ cao điểm có thể 2-3 phút/chuyến, vận hành liên tục từ 5 giờ đến 23 giờ hàng ngày. Mỗi ngày sẽ có từ 6 đến 9 đoàn tàu hoạt động.

CLIP: Cận cảnh chạy thử toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Trong giai đoạn 20 ngày chạy thử, các nhà ga đều có nhân viên người Việt Nam ứng trực tại phòng điều khiển, phòng bán vé, trên sân ga; các bảng điện tử, loa phát thanh hoạt động để hướng dẫn người đi tàu. Hơn 600 nhân viên sẽ chia hai ca làm việc, vận hành các hạng mục trong nhà ga và khu trung tâm điều hành, khu bảo dưỡng sửa chữa, giống như khi khai thác thương mại.

Ngoài ra, gần 200 chuyên gia Trung Quốc thuộc Tổng thầu Trung Quốc và các nhà thầu lắp đặt thiết bị của dự án cũng có mặt trên tuyến để giám sát. Hoạt động của tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông được vận hành theo cơ chế điều khiển tập trung, tự động từ Trung tâm điều hành đặt tại depot Hà Đông. Trung tâm này thu nhận thông tin, tín hiệu truyền tự động từ trên tuyến để chỉ huy, điều hành.

Trước khi vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày, tổng thầu cũng đã chạy thử 6-8 đoàn tàu/ngày để kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục chuyên biệt, kiểm tra giãn cách chạy tàu 2-3 phút/chuyến, các đoàn tàu chạy nối tiếp nhau 120 giây...

Trước khi vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày, tổng thầu cũng đã chạy thử 6-8 đoàn tàu/ngày để kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục chuyên biệt, kiểm tra giãn cách chạy tàu 2-3 phút/chuyến, các đoàn tàu chạy nối tiếp nhau 120 giây...

Trước thời điểm vận hành thử toàn hệ thống, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành xây dựng gồm: 13,05 km cầu cạn của tuyến đường sắt trên cao, toàn bộ đường ray, các bộ ghi chạy tàu, toàn bộ 12 nhà ga kèm hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành, 16 depot (là nơi quản lý, dừng đỗ và bảo dưỡng, sửa chữa toa tàu) cùng hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nhiệm vụ chính hiện nay của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu các hạng mục công trình thành phần, tiếp tục đánh giá an toàn hệ thống của tư vấn trong quá trình vận hành thử toàn hệ thống trước khi Hội đồng nghiệm thu nhà nước kiểm tra.

Trong quá trình vận hành thử toàn hệ thống, liên danh tư vấn quốc tế độc lập do Bộ Giao thông Vận tải thuê là Apave-Certifer-Tricc sẽ đưa ra đánh giá độc lập về an toàn, nếu đạt sẽ cấp chứng chỉ cho dự án.

Hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành thử khai thác thương mại ngày 12-12:

Trong thời gian này, nhân viên Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) đã phối hợp vận hành theo quy trình biểu đồ chạy thử 20 ngày.

Trong thời gian này, nhân viên Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) đã phối hợp vận hành theo quy trình biểu đồ chạy thử 20 ngày.

Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng cũng kiểm tra đánh giá về kỹ thuật, an toàn của dự án

Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng cũng kiểm tra đánh giá về kỹ thuật, an toàn của dự án

Nếu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt điều kiện sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho UBND TP Hà Nội đưa vào khai thác thương mại

Nếu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt điều kiện sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho UBND TP Hà Nội đưa vào khai thác thương mại

Nguồn: [Link nguồn]

Flycam: Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy liên tục trước ngày vận hành thử toàn bộ hệ thống

Từ 12 đến 31/12, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử toàn bộ hệ thống để hoàn thành đánh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngô Nhung ([Tên nguồn])
Đường sắt trên cao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN