Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm

Những bông hồng thép hiếm hoi của Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội không ngần ngại xả thân vào những hiện trường nguy hiểm nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 1

Những "bông hồng thép" thuộc biên chế đội cứu hộ, cứu nạn - Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội gồm: Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Đội trưởng; Đại úy Phan Thị Ngọc Anh, Đội phó; Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan; Thượng úy Trần Thị Thủy; Thiếu úy Nguyễn Thị Lụa. 

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 2

Đúng theo khẩu hiệu "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu", những nữ chiến sĩ này luôn phải bảo đảm việc luyện tập hàng ngày, phát triển những động tác khéo léo, nhanh nhẹn, tinh tế để bù đắp lại sự thiếu hụt thể lực so với những đồng nghiệp nam giới. 

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 3

Học chuyên ngành y, Đại úy Ngọc Lan công tác tại bộ phận y tế của Cục Cảnh sát bảo vệ. Đến năm 2014, chị chuyển sang Phòng Cứu nạn cứu hộ - Cảnh sát PCCC Hà Nội. Để đáp ứng công việc chuyên môn, vừa học thêm văn bằng 2 về nghiệp vụ của Cảnh sát PCCC-CNCH, chị vừa tích cực cùng anh em tập luyện các phương án cứu chữa người bị nạn trong các vụ cháy.

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 4

Vốn ban đầu chỉ đóng vai người bị nạn, nhưng sau đó vì "say" với nghề nên chị quyết định thử thách mình trong những nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ khó khăn hơn.

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 5

Đối với các nữ chiến sĩ, việc ngày leo tường, tối đu dây, sáng chạy bộ đã trở thành phản xạ tự nhiên hàng ngày.

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 6

Tháng 7/2017, khi Cảnh sát PCCC Hà Nội thành lập đội Cứu nạn cứu hộ dưới nước, vừa hoàn thành xong văn bằng 2 về nghiệp vụ PCCC-CNCH, Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan đã xung phong về đơn vị mới này. Không ít đồng nghiệp là nam giới ngạc nhiên trước quyết định táo bạo của chị. Bởi trước nay, công việc chiến đấu trực tiếp chỉ có nam giới. 

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 7

Những động tác đu dây, leo trèo tiếp cận mục tiêu cần tới sức khỏe của nam giới rất nhiều nhưng các nữ chiến sĩ cũng thực hiện nhuần nhuyễn mà không gặp khó khăn gì nhiều. 

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 8

Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan thực hiện nhiệm vụ đưa nạn nhân theo cáng từ trên nhà cao tầng xuống đất. Đây là 1 trong những nhiện vụ vô cùng khó khăn, vừa phải bảo đảm an toàn cho nạn nhân xuống đất vừa bảo đảm an toàn cho mình khi phải di chuyển từ trên những bức tường thẳng đứng. 

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 9

Những động tác leo tường 90 độ bằng dây được các "bông hồng thép" thực hiện thành thục và chính xác. 

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 10

Không giống với những cô gái khác thường có đôi bàn tay mềm mại, sơn móng điệu đà; bàn tay của những cô gái thuộc lực lượng cứu nạn, cứu hộ chai sần, săn chắc và khi bắt tay vào công việc luôn dứt khoát và chính xác. 

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 11

Nhiều trường hợp cứu người trong không gian hẹp thì những chiến sĩ nữ luôn có ưu thế hơn hẳn so với chiến sĩ nam bởi vóc dáng nhỏ, linh hoạt, phù hợp cho những không gian diện tích nhỏ.

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 12

Sau những giờ luyện tập căng thẳng, những "bông hông thép" luôn là tâm điểm chăm sóc của các chiến sĩ nam. Lãnh đạo đội Cứu hộ, cứu nạn - Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cho biết: "Với những chiến sĩ nữ, lãnh đạo đội luôn dành những sự quan tâm đặc biệt vì họ là của hiếm trong toàn lực lượng CNCH - PCCC. Trong những trường hợp đặc biệt, nạn nhân là nữ giới lại bị cháy hết quần áo, tâm lý đang rất hoảng loạn, những chiến sĩ nam sẽ rất khó tiếp cận để đưa nạn nhân ra, nhưng với chiến sĩ nữ thì họ rất dễ thuyết phục và nạn nhân sẽ hợp tác hơn".

Chuyện về những "bông hồng thép" đu dây, vượt tường... bất chấp nguy hiểm - 13

Khi được hỏi về chuyện nếu được lựa chọn lại thì các "bông hồng thép" này có chọn lựa lại không. Các chị đã trả lời một cách đầy tự hào, không do dự rằng sẽ tiếp tục lựa chọn đi theo công việc này, đạo đức cứu người là quan trọng nhất đã thôi thúc các nữ chiến sĩ gắn mình với lực lượng cứu nạn cứu hộ. 

Trung vệ U23 Bùi Tiến Dũng gửi món quà bất ngờ tặng mẹ nhân ngày 8/3

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), trung vệ của đội tuyển U23 Việt Nam - Bùi Tiến Dũng đã gửi một món quà tặng mẹ ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phạm (Infonet)
Ngày quốc tế phụ nữ 8.3 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN