Chuyển tội danh bị can xưng "Tui là Ban chỉ đạo quận 7" có phù hợp?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Rất nhiều ý kiến thắc mắc xung quanh việc các cơ quan tố tụng chuyển tội danh "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác" sang "Chống người thi hành công vụ" đối với người đàn ông xưng "Tui là Ban chỉ đạo quận 7"

Ngày 29-9, VKSND quận 7 (TP HCM) đã phê chuẩn quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can của công an cùng cấp đối với bị can Hồ Hữu Nhân (SN 1980, quê Tiền Giang, người xưng "'Tui là ban chỉ đạo quận 7" ) về tội "Chống người thi hành công vụ" theo điều 330 Bộ Luật hình sự.

Trước đó, bị can Hồ Hữu Nhân bị khởi tố về tội "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác" ở Điều 339 BLHS. Lãnh đạo VKSND TP HCM đã xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động về việc thay đổi tội danh và các cơ quan tố tụng đang phối hợp điều tra, xử lý người phạm tội theo quy định của pháp luật.

Ông Huỳnh Hữu Nhân tại cơ quan điều traThay đổi tội danh có căn cứ

Ông Huỳnh Hữu Nhân tại cơ quan điều traThay đổi tội danh có căn cứ

Phân tích về việc thay đổi tội danh này, một nguyên thẩm phán Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM nhận định:

Việc chuyển đổi tội danh trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự từ tội "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác" ở Điều 339 BLHS sang tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 330 là có cơ sở. Làm rõ 2 vấn đề "hành vi chống" và "người thi hành công vụ" trong vụ việc này sẽ xác định được cơ sở.

Thứ nhất, hành vi của Huỳnh Hữu Nhân là la lối, chửi bới, chống lại quy định không được vào siêu thị mua hàng trực tiếp do đang dịch bệnh và đã thực hiện được việc vào bên trong siêu thị khi vượt qua dây rào ngăn cách không gian.

Tức là đã xâm phạm vào vị trí không được phép vào của siêu thị. Cần hiểu, người bảo vệ trong trường hợp này là người được Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ chung, trong đó có việc bảo vệ không cho người không có thẩm quyền vào bên trong siêu thị.

Thời điểm đó đang dịch, quy định của UBND TP HCM chỉ cho phép siêu thị bán hàng online mà Nhân lại muốn vào mua hàng trực tiếp nên về ý muốn đã không đúng quy định chung.

Hành động chửi bới, la lối và chống lại sự ngăn cản của bảo vệ để xâm nhập vào siêu thị lúc này được xem là vùng cấm là hành động sai phạm trong hành vi khách quan mà Nhân đã thực hiện.

Hành vi này tương ứng với quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 5, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân: "Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ".

Như vậy, hành động của Nhân đã đáp ứng được quy định về hành vi khách quan trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm với tội "Chống người thi hành công vụ".

Thứ hai, hoạt động của người bảo vệ có phải là "người thi hành công vụ" hay không để thỏa mãn việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối chiếu tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, người thi hành công vụ được hiểu bao gồm những người sau:

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Ở đây, do tình hình dịch bệnh đang lan rộng nên hầu như từng sự vận hành trong xã hội đều được Nhà nước tác động, điều chỉnh để phù hợp với công tác phòng, chống dịch.

Quy định siêu thị chỉ được bán online là do UBND TP HCM ban hành, vì vậy người bảo vệ siêu thị là người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ bảo vệ và điều tiết các hoạt động liên quan để tuân thủ đúng quy định trong đó có việc thông báo và cản trở những người nào muốn vào siêu thị để mua hàng trực tiếp. Tức chức trách của người bảo vệ trường hợp này là thi hành công vụ.

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng Huỳnh Hữu Nhân đã có hành vi chống người thi hành công vụ, thỏa mãn quy định của tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 330 BLHS hiện hành.

Vì sao không thể xử lý tội "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác"?

Theo một điều tra viên Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP HCM, nếu xử lý Huỳnh Hữu Nhân tội "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác" thì phải thỏa mãn các căn cứ:

Thực hiện hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Ở đây Huỳnh Hữu Nhân không thỏa mãn những yếu tố cấu thành tội phạm tội danh "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác" nên không thể xử lý tội danh này.

Sử dụng thẻ tình nguyện viên giả

Huỳnh Hữu Nhân đã sử dụng thẻ tình nguyện viên của Tổ chức Tình nguyện quốc tế SJ Việt Nam mang tên mình.

Thẻ tình nguyện viên thể hiện đơn vị phối hợp cùng Hội Phụ nữ Cục Ngoại tuyến, Bộ Công an và Viện Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam cấp nhằm hỗ trợ đưa thực phẩm từ thiện cho người khó khăn.

Thẻ tình nguyện viên giả

Thẻ tình nguyện viên giả

Tuy nhiên, Tổ chức tình nguyện này khẳng định tổ chức chỉ có 41 người và hồ sơ không có ai tên Hồ Hữu Nhân như trên mạng xã hội đăng tải.

Tổ chức Tình nguyện quốc tế SJ Việt Nam khẳng định thẻ tên Hồ Hữu Nhân là thẻ giả. Số thẻ mang tên Hồ Hữu Nhân là thẻ của một người tên N.T.H. (SN 1992, ngụ TP HCM). Sau khi sự việc xảy ra, Tổ chức Tình nguyện quốc tế SJ Việt Nam đã phối hợp với công an làm rõ vụ việc.

Bất ngờ đổi tội danh đối với người xưng ”Tui là ban chỉ đạo quận 7”

Sau hơn 1 tháng điều tra, cơ quan công an xác định hành vi của người xưng "Tui là ban chỉ đạo quận 7" không phạm vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHẠM DŨNG ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN