Chuyến tàu cuối cùng chạy trên cầu đường sắt gần 120 tuổi ở Sài Gòn

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Sau chuyến tàu cuối cùng SE22 từ ga Sài Gòn ra ga Bình Triệu để đón khách đi trên cầu Bình Lợi cũ, tàu sẽ được chạy thử trên cầu Bình Lợi mới.

Sáng 14/9 Bộ GTVT tổ chức thông tàu cầu đường sắt Bình Lợi mới.

Đúng 9h30, chuyến tàu cuối cùng SE22 từ ga Sài Gòn chạy ra ga Bình Triệu để đón khách đi trên cầu Bình Lợi cũ. Sau chuyến tàu này, ngành đường sắt đóng tàu đoạn từ ga Gò Vấp đến ga Bình Triệu để đấu nối. Việc đấu nối mất 2 giờ đồng hồ, sau đó sẽ cho tàu chạy thử trên cầu Bình Lợi mới.

Sau 3 giờ chạy thử, ngành đường sắt sẽ tổ chức đánh giá và cho tàu chạy chính thức trên cầu Bình Lợi mới.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông sáng 14/9, tất cả các công việc đã hoàn tất sẵn sàng đón chuyến tàu đầu tiên đi qua cầu Bình Lợi mới. Cầu được thiết kế đẹp, vững chắc và mỹ quan.

Dự án cầu đường sắt Bình Lợi và nạo vét luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi lên cảng Bến Súc (Bình Dương), được đầu tư theo hình thức BOT, do Công ty BOT Bình Lợi làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 1.302 tỷ đồng.

Nhà đầu tư sẽ tiến hành thu phí với những tàu trên 300 tấn lưu thông trên sông Sài Gòn từ Bình Dương đi về. Mức thu phí được tính 70 đồng/km/tấn.

Một số hình ảnh PV ghi nhận tại cầu Bình Lợi sáng 14/9:

Lúc 9h30, chuyến tàu cuối cùng đi qua cầu Bình Lợi cũ.

Lúc 9h30, chuyến tàu cuối cùng đi qua cầu Bình Lợi cũ.

Đây là chuyến tàu cuối cùng mà cầu đường sắt này phục vụ sau hơn 100 năm.

Đây là chuyến tàu cuối cùng mà cầu đường sắt này phục vụ sau hơn 100 năm.

Ngay sát bên cạnh, cầu đường sắt Bình Lợi mới đã hoàn thành để thay thế sứ mệnh lịch sử

Ngay sát bên cạnh, cầu đường sắt Bình Lợi mới đã hoàn thành để thay thế sứ mệnh lịch sử

Công nhân hoàn thiện những chi tiết cuối cùng

Công nhân hoàn thiện những chi tiết cuối cùng

Cầu Bình Lợi mới thi công trong 4 năm với nhiều trắc trở

Cầu Bình Lợi mới thi công trong 4 năm với nhiều trắc trở

Tĩnh không cầu Bình Lợi mới cao 7m, trong khi cầu cũ chỉ 1,5m.

Tĩnh không cầu Bình Lợi mới cao 7m, trong khi cầu cũ chỉ 1,5m.

Những chiếc sà lan 300 tấn có thể qua lại dưới cầu bình thường

Những chiếc sà lan 300 tấn có thể qua lại dưới cầu bình thường

Từ cầu đường sắt Bình Lợi nhìn qua cầu đường bộ Bình Lợi

Từ cầu đường sắt Bình Lợi nhìn qua cầu đường bộ Bình Lợi

Dự án cầu Bình Lợi mới được đầu tư theo hình thức BOT

Dự án cầu Bình Lợi mới được đầu tư theo hình thức BOT

Trước đó, Tổng công ty Đường sắt VN cho biết sẽ phong tỏa đoạn đường sắt từ ga Gò Vấp đến ga Bình Triệu để chạy thử tàu qua cầu Bình Lợi mới vào sáng 14/9.

Thời gian chạy thử từ 9h30 đến 14h30. Trong thời điểm này có chuyến tàu SE22 xuất phát từ ga Sài Gòn đi Hà Nội vào buổi trưa, vì vậy hành khách sẽ được chuyển tải bằng ô tô từ ga Sài Gòn ra ga Bình Triệu để lên tàu.

Đại diện công ty vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết đã thông báo đến hành khách về kế hoạch này, những hành khách nào gần ga Bình Triệu có thể đến thẳng ga này để đi tàu. Những hành khách nào đến ga Sài Gòn sẽ được chuyển tải bằng xe buýt đến ga Bình Triệu.

Cầu Bình Lợi được hoàn thành xây dựng tháng 2 năm 1902, thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang thời Pháp thuộc, là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn. Cầu được kết cấu vòm thép, mặt cầu bằng gỗ, và có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa, cầu có một nhịp quay (do hãng thầu Levalllois Perret thi công), dài 276m gồm 6 nhịp.

Sau gần 120 năm khai thác, cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, chiều cao thông thuyền hiện tại của cầu chỉ 1,8 m nên khi thủy triều lên nhiều tàu thuyền bị mắc kẹt dưới gầm cầu.

Tháng 4/2015, Bộ GTVT, UBND TP.HCM và tỉnh Bình Dương động thổ dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc (Bình Dương).

Cầu mới được xây cách cầu cũ 12m về phía hạ lưu với độ thông thuyền 7m để không ảnh hưởng đến giao thông thủy. Sau khi hoàn thành sẽ giúp vận tốc chạy tàu qua cầu Bình Lợi đạt 100 km/h.

Cùng với việc xây dựng cầu Bình Lợi, Bộ Giao thông Vận tải cũng cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn dài 71 km từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc, tỉnh Bình Dương nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải thủy trong khu vực Đông Nam Bộ.

Cận cảnh cầu đường sắt trăm tỷ bắc qua sông Sài Gòn trước giờ G

Dài 1,3 km, cầu Bình Lợi mới sẽ thông tuyến đường sắt Bắc - Nam vào tháng 9 sau nhiều năm thi công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Tư ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN