Chuyện ngược đời: Xã nợ dân 35 triệu nhưng vẫn phê “lý lịch xấu”

Sự kiện: Thời sự Thanh Hóa

Nam sinh vừa tốt nghiệp, nộp hồ sơ vào một trường trung cấp Y không được chấp nhận vì xã bút phê “lý lịch xấu”.

Chuyện ngược đời: Xã nợ dân 35 triệu nhưng vẫn phê “lý lịch xấu” - 1

Thêm 1 nam sinh ở Thanh Hóa bị xã bút phê "lý lịch xấu"

Mới đây, anh Đỗ Văn Đồng (xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, Thanh Hóa) có đơn gửi các cơ quan chức năng về việc UBND Yên Thịnh bút phê vào lý lịch của em trai anh, khiến nam sinh này bị trả hồ sơ khi nhập học.

Cụ thể, dòng bút phê có dấu đỏ và chữ ký của ông Thiều Quang Huê, Chủ tịch UBND xã này với nội dung: “UBND xã Yên Thịnh xác nhận anh Đ.V.H. có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Bản thân và gia đình chưa thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương".

Anh Đồng cho biết ngày 2/8, em trai anh là Đ.V.H, 19 tuổi, đến UBND xã xin xác nhận sơ yếu lý lịch để làm hồ xin hồ sơ nhập học vào một trường trung cấp Y ở Hà Nội, thì bị cán bộ xã bút phê như trên.

Đáng chú ý, theo anh Đồng lý do xã có bút phê như trên do năm 2010, bố anh Đồng được cán bộ thôn chọn thầu xây dựng tuyến đường nông thôn mới tại địa phương. Sau khi hoàn thành, cho đến nay thôn còn nợ gia đình anh 35 triệu đồng. Gia đình anh có viết đơn đề nghị thanh toán nhưng vẫn chưa nhận được tiền.

Khi bố anh Đồng đi làm ăn xa nhà, đã đề nghị UBND xã trừ các khoản đóng góp như xây dựng trường học, làm mương tiêu, quỹ đền ơn đáp nghĩa vào số tiền nợ xã còn nợ gia đình.

 “Em tôi không để ý nên đã gửi bản sơ yếu lý lịch kèm hồ sơ đến trường. Sau đó, trường trả lại hồ sơ của em tôi vì dòng bút phê này”, anh Đồng cho hay.

Chiều 18/8, trao đổi với PV, ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) xác nhận sự việc trên. Ông Lâm cho biết đã yêu cầu lãnh đạo xã Yên Thịnh, viết bản tường trình, báo cáo sự việc.

“Chúng tôi đã yêu cầu Chủ tịch UBND xã đến nhà xin lỗi người dân. Gia đình này không phải hộ nghèo, ngược lại có kinh tế khá giả. Hiện nay, xã vẫn còn nợ tiền gia đình nên họ không chịu đóng góp theo chủ trương của địa phương”, ông Lâm nói.

Chủ tịch huyện Yên Định cho biết, huyện cũng sẽ yêu cầu lãnh đạo xã báo cáo chi tiết về việc làm xong đường nông thôn mới mà chưa thanh toán tiền cho người dân.

Trước đó, ngày 7/8, vụ việc xã bút phê “lý lịch xấu” vì gia đình chưa đóng tiền làm đường nông thôn mới ở xã An Bình, Nam Sách, Hải Dương đã gây xôn xao dư luận. UBND huyện Nam Sách đã lập hội đồng kỷ luật, đề nghị lãnh đạo xin lỗi người dân.

Trong khi sự việc ở Hải Dương chưa lắng xuống thì ngày 8/8, một tân sinh viên ở xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội) cũng bị lãnh đạo xã bút phê tương tự. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, Sở Tư pháp TP kiểm tra, làm rõ sự việc, chỉ đạo xã Duyên Hà thực hiện xác nhận theo đúng quy định của Chính phủ và công văn hướng dẫn của Bộ Tư pháp về chứng thực, xác nhận sơ yếu lý lịch cho người dân.

Theo công văn số 1520 của Cục Hộ tịch - Quốc tịch - Chứng thực, trong thời gian Luật chứng thực chưa được ban hành thì UBND cấp xã chỉ được chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch. Người khai sơ yếu lý lịch phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình kê khai.

Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của UBND cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung sơ yếu lý lịch là đúng.

UBND cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước, địa phương và sơ yếu lý lịch của công dân.

Gia đình không có 12 triệu đóng làm đường, xã phê “lý lịch xấu”

Theo anh Cường, chỉ vì gia đình anh chưa có tiền đóng góp làm đường liên thôn mà em gái anh bị Phó Chủ tịch xã bút phê...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Định ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN