Chuyên gia y tế nhận định khả năng lây lan từ ca nhiễm Covid-19 thứ 17
Để ứng phó với diễn biến mới của Covid-19, ngày 7/3, các chuyên gia y tế đã phân tích, đánh giá tình hình ca nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam.
Khi ca nhiễm Covid-19 thứ 17 đến khám tại BV Hồng Ngọc (Hà Nội) đã có tổng số 19 nhân viên y tế tiếp xúc gần với bệnh nhân và đã được cách ly tại bệnh viện. Những nhân viên khác tiếp xúc với số nhân trên viên y tế trên cũng được cách ly tại gia đình hoặc tại một biệt thự riêng biệt tại Long Biên. Hiện tại, sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho.
Cũng theo báo cáo, kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, chuyến bay VN0054 có tổng cộng 197 hành khách và phi hành đoàn.
Tại nhà riêng của bệnh nhân ở 125 Trúc Bạch có 8 người tiếp xúc gần là bố và bác bệnh nhân, 5 người tạp vụ và 1 lái xe riêng. Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona chủ trì cuộc họp ngày 7/3 (ảnh: Đình Nam)
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, để ứng phó với diễn biến mới, ngày 7/3, các chuyên gia y tế đã phân tích, đánh giá tình hình ca nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam.
Để ứng phó với diễn biến mới, tại cuộc họp, các chuyên gia y tế đã phân tích, đánh giá tình hình ca bệnh số 17. Nơi ở, nơi lưu trú, hành trình di chuyển của bệnh nhân, xác định những người tiếp xúc và khả năng lây nhiễm để điều tra dịch tễ, rà soát các trường hợp nghi ngờ để thực hiện các giải pháp y tế theo quy định.
Nhận định đây là trường hợp người bệnh đầu tiên xuất hiện trong đô thị, do đó các chuyên gia đã phân tích chi tiết nhật ký lịch trình di chuyển, tiếp xúc của người bệnh để xác định khu vực cần khoanh vùng tổ chức cách ly y tế, bởi nếu “khoanh vùng hẹp quá không an toàn, còn rộng quá lại không an dân”.
Đây là ca lây nhiễm hẹp, đến thời điểm hiện tại, các trường hợp nghi ngờ đã được cách ly y tế, khu vực sinh sống của bệnh nhân cũng đã được khoanh vùng và kiểm soát, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
Về cơ chế lây lan, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, người bệnh này đi máy bay về nước, khả năng lây lan trên máy bay hạn chế hơn so với lây nhiễm trong phòng kín hay tiếp xúc gần ở ngoài trời.
“Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo trong trường hợp có ca nhiễm trên máy bay chỉ cách ly y tế đặc biệt đối với người ngồi ở hàng ghế trước và hàng ghế sau”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
PGS. TS. Trần Đắc Phu nhận định về cơ chế lây lan của ca nhiễm Covid-19 thứ 17
Là người nghiên cứu lâu năm về virus, bà Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, virus SARS-CoV-2 chỉ lây nhiễm khi bảo đảm 2 yếu tố. Thứ nhất, khả năng lây nhiễm chỉ xuất hiện khi nồng độ virus ở trong người bệnh lớn. Thứ hai là những người sức khoẻ yếu, nhiều bệnh nền thì dễ lây nhiễm hơn. Với người khoẻ mạnh có khả năng chống đỡ nên có tiếp xúc cũng chưa chắc đã mắc bệnh. Hiện ở Hà Nội, chúng ta cách ly chặt chẽ người bệnh và những người tiếp xúc nên đã kiểm soát được nguồn lây nhiễm.
Tại cuộc họp sáng 7/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần nhấn mạnh, dù Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình, các ca bệnh đều đã được chữa khỏi, nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.
“Nếu coi phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là một cuộc chiến thì chúng ta mới chỉ chiến thắng chiến dịch mở màn, do đó không được mất cảnh giác, chủ quan, lơ là. Chúng ta đã xây dựng các kịch bản chi tiết, lường trước khả năng xuất hiện thêm những ca nhiễm bệnh mới để sẵn sàng triển khai các giải pháp ứng phó”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Khi có dấu hiệu nghi nhiễm, người dân nên làm gì? - Khi có dấu hiệu sốt, ho và khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. - Nếu cảm thấy có dấu hiệu nghi nhiễm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. -Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế. - Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19 bạn cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095. Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm. Cụ thể:
Nguồn: Bộ Y tế |
32 trường hợp trên chuyến bay đi cùng với cô gái nhiễm Covid-19 đã tiếp tục chuyển tiếp các chuyến bay khác đi các nơi...
Nguồn: [Link nguồn]