Chuyên gia: TQ dùng đối thoại để chia rẽ ASEAN

Vị giáo sư cho rằng TQ tham gia các vòng đàm phán COC chỉ để vô hiệu hóa sự đoàn kết của ASEAN.

Ngày 25/6, trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang rất căng thẳng, một chuyên gia phân tích chính trị của Philippines cho rằng Trung Quốc đang cố tình dùng giọng lưỡi và chiêu trò của mình để gạt bỏ bất cứ nỗ lực nào của ASEAN trong việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).

Theo giáo sư Richard Heydarian tại Đại học Ateneo de Manila (Philippines), những cuộc thảo luận nhằm thực thi COC thay cho Tuyên bố về Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (DOC) không mang tính ràng buộc pháp lý sẽ chẳng đi đến đâu mặc dù Trung Quốc từng tuyên bố hồi năm ngoái rằng họ nhất trí bàn bạc về COC với ASEAN.

Chuyên gia: TQ dùng đối thoại để chia rẽ ASEAN - 1

Giáo sư Richard Heydarian tại Đại học Ateneo de Manila (Philippines)

Giáo sư Heydarian cho rằng chiến lược của Trung Quốc lúc này là lợi dụng các cuộc thảo luận không có hồi kết về COC để ra vẻ với thế giới rằng họ không hoàn toàn khước từ con đường ngoại giao để làm hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Ông nói: “Theo tôi, những cuộc đàm phán và ký kết DOC năm 2002 chỉ cho thấy rằng Trung Quốc không hề muốn ràng buộc mình vào bất cứ nguyên tắc pháp lý nào của khu vực. Những vòng đàm phán về COC chỉ là cơ hội để Trung Quốc cản trở sự đoàn kết của ASEAN trên Biển Đông.”

Ông Heydarian cho rằng mối quan tâm duy nhất của Trung Quốc hiện nay trong các vòng đàm phán COC là tìm cách trung lập hóa lập trường của các quốc gia thành viên ASEAN đối với tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Kể từ khi tình hình tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng tăng nhiệt trong thời gian gần đây, một số quốc gia ASEAN như Indonesia, Malaysia và Singapore đã bày tỏ lập trường của mình về các hành động ngang ngược của Trung Quốc.

Mới đây, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng tuyên bố rằng các vấn đề tranh chấp biển đảo cần phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế, và ASEAN không thể chấp nhận rằng “lý lẽ thuộc về kẻ mạnh” trên Biển Đông.

Tuy nhiên, ông Heydarian cho rằng trở ngại lớn nhất cho sự đoàn kết của ASEAN lúc này là việc một số quốc gia thành viên vẫn chịu nhiều ảnh hưởng chiến lược từ phía Trung Quốc, và các quốc gia này nhiều khả năng sẽ từ chối bất cứ biện pháp nào của cả khối nhằm gây sức ép với Bắc Kinh.

Chuyên gia: TQ dùng đối thoại để chia rẽ ASEAN - 2

Trung Quốc không hề muốn ràng buộc mình bởi nguyên tắc pháp lý quốc tế nào

Năm 2012, Campuchia với tư cách là Chủ tịch Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lúc đó đã từ chối đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình thảo luận, khiến lần đầu tiên trong lịch sử một hội nghị ngoại trưởng ASEAN không thể ra được tuyên bố chung.

Chuyên gia này cho rằng cách thức giải quyết vấn đề này là các quốc gia sáng lập ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Indonesia cần phải thảo luận về lập trường thống nhất của khối này dù là ở ASEAN hay các diễn đàn tương đương như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hay các cuộc gặp ba bên.

Ông nhấn mạnh rằng chuyến thăm mới đây của Tổng thống Philippines Benigno Aquino tới Nhật Bản là một giải pháp “đôi bên đều có lợi” vì nó cho thấy cả hai nước đều đang tìm cách tháo gỡ căng thẳng hiện nay trên Biển Đông bên ngoài khuôn khổ ASEAN.

Ông Heydarian lý giải: “Nếu để Nhật Bản có vai trò tích cực hơn trên Biển Đông, chúng ta đang phát đi một tín hiệu với Trung Quốc rằng họ không thể lộng hành với các tuyên bố chủ quyền của mình mà không sợ phải trả giá về chiến lược.”

Vị chuyên gia này khẳng định: “Nếu ở Đông Á có nước nào có đủ tiềm lực và ý chí đẩy lùi Trung Quốc  thì đó chắc chắn là Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo ABS) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN