Chuyên gia nói gì về đề xuất “phạt tù tại gia”?
Mới đây, một số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đề xuất hình thức “phạt tù tại gia” đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, tội không cố ý hoặc với một số tội phạm kinh tế.
“Phạt tù tại gia” – Xu thế tất yếu
Chiều 12/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị nghiên cứu hình thức "tù tại gia" để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Đề nghị của ông Phớc đã nhận được sự đồng tình của một số ĐBQH và sự quan tâm lớn của dư luận.
Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn
Chia sẻ với PV về vấn đề này, Đại tá, PGS.TS Chuyên gia nghiên cứu tội phạm học nhận định hình thức “phạt tù tại gia” sẽ trở thành một xu thế tất yếu trong hệ thống quản lý phạm nhân không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Ông cũng đồng tình với quan điểm của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc.
Ông cho biết chính sách nhân đạo của pháp luật đối với người phạm tội không chỉ ở Việt Nam mà còn là xu hướng chung của nền văn minh pháp lý: “Phạm tội phải bị trừng phạt nhưng chú trọng tính nhân đạo”.
Trải qua nhiều lần sửa đổi Bộ luật hình sự, những lần sửa đổi sau đều giảm sự trừng phạt đảm bảo cho người phạm tội ít bị tù tội nhiều nhất hoặc bị phạt nặng nhất. Năm 1999, lần đầu tiên sửa đổi bộ luật HS, hình phạt tiền trước đây chỉ là phụ, tuy nhiên gần đây, luật đưa hình phạt tiền trở thành hình phạt chính, nhất là trong những vụ án kinh tế, vụ án mà tội phạm không cố ý
“Bản chất của hình phạt tù chính là muốn giáo dục con người, khiến người ta nhận ra tội lỗi, sữa chữa, khắc phục mà người ta vẫn có thể gắn kết với gia đình, với cộng đồng” Đại tá Thìn cho hay.
Nói về hình thức “miễn phạt” của Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017, ông Thìn cho biết phải phân biệt giữa hình thức “miễn phạt” và “đặc xá”. Theo đó, “miễn phạt” là hình thức đưa người bị phạt tù trở về quản lý tại gia đình trước thời gian mãn hạn tù nếu như người phạm tội có đủ các điều kiện như nhân thân tốt, nơi ở rõ ràng, đã có ý thức hối cải, nhận ra lỗi lầm trong quá trình cải tạo, v.v…
“Theo nghiên cứu của chúng tôi, việc sử dụng chip điện tử hoặc các thiết bị điện tử, công nghệ trong việc quản lý phạm nhân tại nhà đã được Trung Quốc thực hiện cách đây ít năm, ngoài Trung Quốc còn một số quốc gia khác đã thực hiện việc này”, ông Thìn cho hay.
Ông Thìn cho hay việc quản lý tội phạm tại nhà đã được các chuyên gia Trung Quốc đánh giá theo chiều hướng tích cực, tạo nhiều bước tiến bộ trong công tác quản lý tội phạm. Mặc dù vậy, biện pháp này cũng không được thực hiện đại trà tại Trung Quốc mà chỉ áp dụng tại một vài phạm vi nhất định và với những tội nhẹ, ít nghiêm trọng.
“Họ thực hiện theo từng bước chứ không phải thực hiện đại trà. Muốn thực hiện tốt còn phải dựa vào nhiều yếu tố”, ông Thìn thông tin.
Đề xuất nghiên cứu hình thức “phạt tù tại gia” có ưu điểm giúp làm giảm bớt lượng người bị phạt tù nằm trong các trại giam, tránh được nhiều điều phức tạp khác, giảm sự tốn kém cho xã hội. Tuy nhiên, Đại tá, PGS, TS Đỗ Cảnh Thìn cho rằng nếu đưa hình thức quản lý người phạt tù tại nhà ra thực hiện, phải có những điều kiện, chế tài kèm theo để đảm bảo quá trình quản lý được thuận lợi. Nếu người bị quản lý vi phạm chế tài, ngay lập tức sẽ có lực lượng chức năng đưa người này quay trở lại trại giam.
Khó thực thi vì còn nhiều bất cập
Ở một khía cạnh khác, Luật sư Hoàng Trọng Giáp, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng Mục đích của hình phạt tù hiện nay là “ngăn ngừa, trừng phạt, giáo dục, và tuyên truyền”. Với đề xuất áp dụng hình phạt “tù tại gia” ở nước ta hiện nay nếu chỉ vì lí do giảm tải cho hệ thống trại giam là chưa phù hợp. Việc đầu tư công nghệ để theo dõi, phân công đội ngũ cán bộ theo dõi, hoặc xây dựng cơ sở vật chất tại gia ... có thể còn tốn kém hơn cả xây dựng nhà tù như hiện nay.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp, đoàn Luật sư TP.Hà Nội.
“Nếu chỉ vì giảm tải cho hệ thống trại giam thì 4 mục đích của hình phat tù như trên sẽ không đạt được. Hơn nữa nếu áp dụng hình phạt tù tại gia thì sẽ áp dụng thế nào, cần có công nghệ gì để theo dõi, có phải xây dựng cơ sở hạ tầng gì tại gia đình có người bị phạt tù tại gia hay không?” Ông Giáp chia sẻ.
Trên quan điểm cá nhân, ông Giáp cũng cho rằng tiêu chí mà đại biểu quốc hội đề xuất áp dụng hình phạt tù tại gia đó là đối với các tội nhẹ, ít gây nguy hiểm cho xã hội cũng cần xem xét. Những tội nhẹ như tội cố ý gây thương tích, tội đe doạ giết người, tội gây rối trật tự công cộng... nhưng thực tế cho thấy một số các đối tượng phạm tội này là những nhóm xã hội đen, đối tương hung hãn, côn đồ. Không thể áp dụng tù tại gia với các đối tượng rất nguy hiểm cho xã hội này.
Dù có rất nhiều ý kiến bất đồng về đề xuất “phạt tù tại gia”, tuy nhiên, để có thể thực hiện hình thức “phạt tù tại gia” tại Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, sự phát triển xã hội cả về mặt kinh tế lẫn trình độ nhận thức xã hội đóng vai trò chủ chốt.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) trong phát biểu tại hội trường QH sáng 26-10 đã đề xuất Chính phủ nghiên cứu tham mưu...