Chuyên gia nơi “đầu chiến tuyến” bật mí kinh nghiệm chống dịch Covid-19

Thắc mắc “có nên mở cửa khu vực cách ly trong phòng chống dịch Covid-19?”, đã được bác sĩ lý giải. 

Là bác sĩ nơi “đầu chiến tuyến” chống dịch Covid-19, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, có thế thấy Việt Nam có bản lĩnh chống dịch và được rèn luyện từ rất lâu.

Cụ thể: Ngay từ khi dịch chưa xâm nhập vào Việt Nam, cả các hệ thống chống dịch đã được khởi động từ dự phòng, tổ chức cách ly, truyền thông đến tổ chức hậu cần, nhân sự, điều trị và đây là bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra từ nhiều vụ dịch vừa qua, đặc biệt là dịch SARS năm 2003.

Thắc mắc về việc “có nên mở cửa khu vực cách ly trong phòng chống dịch Covid-19?”, đã được BS Nguyễn Trung Cấp lý giải.

BS Cấp khẳng định, việc sử dụng các khu cách ly mở cửa phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam. 

BS Cấp khẳng định, việc sử dụng các khu cách ly mở cửa phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam. 

“Một trong những kinh nghiệm sống còn của dịch SARS năm 2003 mà Việt Nam đang áp dụng trong phòng chống Covid-19 là không sử dụng khu cách ly đóng kín cửa mà sử dụng các khu cách ly mở cửa, song vẫn bảo đảm được chất lượng điều trị tốt”, bác sỹ Cấp chia sẻ.

BS Cấp khẳng định, việc sử dụng các khu cách ly mở cửa (cách ly mở rộng cửa, tận dụng thông gió tự nhiên) phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam.

“Nếu tại Vũ Hán, hệ thống y tế phải sử dụng phòng áp suất chân không để cách ly do khí hậu lạnh thì tại Việt Nam khí hậu ấm nên chúng ta sử dụng phương pháp cách ly mở, với không gian rộng, thoáng”, bác sỹ Cấp nói.

Theo BS nơi “đầu chiến tuyến” chống dịch Covid-19, đối với dịch này ở Trung Quốc sử dụng phương châm “4 tập trung” thì Việt Nam sử dụng phương pháp “bốn tại chỗ" (Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ), phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Về phác đồ điều trị, theo bác sỹ Cấp, hầu hết kiến thức về bệnh Covid-19 của chúng ta thu nhận được từ các nghiên cứu ở Vũ Hán, cho nên phác đồ điều trị giữa chúng ta và Tổ chức Y tế thế giới là hoàn toàn thống nhất, không có gì khác biệt. Chỉ có điều khi áp dụng cụ thể trên thực tế thì Việt Nam có những điểm sáng tạo.

Hơn nữa, hệ thống y tế dự phòng và hệ thống điều trị là hai hệ thống đã phối hợp với nhau rất tốt.

“Hệ thống dự phòng đã cùng chúng tôi vận hành quy trình đón bệnh nhân trơn tru và an toàn. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy các bệnh viện tuyến tỉnh cũng đã làm rất tốt công việc phân loại, cách ly và điều trị các ca nghi nhiễm“, BS Cấp khẳng định.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng cho biết, trong phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế cũng áp dụng kinh nghiệm này từ đại dịch SARS.

“Đối với buồng bệnh cách ly bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm nCoV, việc thông khí rất quan trọng. Mỗi buồng bệnh cần đảm bảo 2 cửa chính, nếu không đủ cửa thì cần tăng cường các biện pháp thông khí cưỡng bức (sử dụng các thiết bị điều chỉnh không khí) nhằm đảm bảo môi trường thoáng khí.

Thiết bị hỗ trợ thông khí gồm có quạt cản khí trong buồng cách ly ra ngoài, quạt hút khí sạch từ ngoài môi trường vào buồng cách ly, quạt đẩy khí ô nhiễm trong buồng cách ly ra khu ít người...”, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những hình ảnh bác sĩ 3 cùng ăn-ở-chống dịch Covid-19 tại tâm dịch Sơn Lôi

Phía sau những thành công trong điều trị những ca bệnh nhiễm Covid-19 là sự cống hiến thầm lặng của bao chiến sĩ dự phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN