Chuyện đằng sau bánh Trung Thu bạc triệu

Sự kiện: Tết Trung thu

Bánh Trung Thu lên tới 12 triệu đồng liệu có dành cho trẻ em hay chỉ là cái cớ để thực hiện một số mục đích riêng của người lớn? Bánh Trung Thu tiền triệu dành cho trẻ em hay để phục vụ mục đích của người lớn?

Đâu rồi bánh Trung Thu truyền thống ?

Thị trường bánh Trung Thu năm nay tiếp tục tạo thêm các kỷ lục mới về giá cũng như tính cầu kỳ của các dòng sản phẩm cao cấp. Những hộp bánh Trung Thu bạc triệu, những chai rượu ngoại đắt tiền đi kèm là hình ảnh thường được nhắc đến mỗi khi gần tới dịp tết Trung Thu trong vài năm trở lại đây. Ghi nhận của Khampha.vn, dịp Trung Thu năm nay, dòng bánh Trung Thu cao cấp có giá từ 3 - 12 triệu đồng/hộp cùng nhiều hình thức mẫu mã khá cầu kỳ, sang trọng, thậm chí được dát vàng.

Theo TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm Điều tra xã hội học, Trung Thu vài năm trở lại đây đã trở nên biến tướng rất nhiều. Dịp tết Trung Thu bây giờ chỉ là cái cớ "dành cho trẻ em" để thực hiện một số mục đích riêng của người lớn.

banh trung thu bac trieu  banh trung thu tien trieu  qua bieu trung thu  banh trung thu 2013  trung thu  trung thu 2013  tet thieu nhi  dem trung thu  banh trung thu cao cap  san pham cao cap  banh trung thu dat vang  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  vn

TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm Điều tra xã hội học

"Chúng tôi nhớ như in thời chúng tôi còn trẻ, cái bánh Trung Thu không có gì nhiều, nếu tính tổng giá trị về mặt tiền bạc không lớn nhưng không khí lại rất hào hứng, rất sôi nổi và người ta vẫn vui với các sự đạm bạc đó. Không phải cái gì rầm rộ để mà tiêu tốn quá nhiều tiền cả nhưng vẫn vui và thấm đẫm tình người, đi vào tâm thức của mỗi đứa trẻ." – TS Trịnh Hòa Bình nói.

Nhà văn Đỗ Phương Thảo – người nữ quay phim truyện đầu tiên và duy nhất của VN và cũng là một người làm bánh cổ truyền lâu đời tại HN cho rằng: những chiếc bánh truyền thống sẽ mang tới một không khí Trung Thu hơn hẳn những hộp bánh có giá trị tới cả chục triệu, rất đắt mà thực ra không có mùi vị bánh Trung Thu.

Nhà văn Phương Thảo nhớ lại: vào thời của bà, không khí của cái tết truyền thống rộn ràng khi các gia đình bắt đầu mua hoặc làm vài cái bánh Trung Thu truyền thống cho trẻ em. Thông thường 1kg/4 chiếc bánh được đặt lên cúng ông bà tổ tiên. Sau khi trẻ em đi rước đèn, đi chơi Trung Thu về thì được chia bánh, bưởi, quả hồng rồi về nhà được ngồi với ông bà. Ông bà cũng chỉ có ấm trà, bánh nướng bánh dẻo, bánh làm cho người lớn thì đơn giản hơn, còn làm cho trẻ con thì có thêm hình con cá, vầng trăng.

"Đôi khi vì đã có cái không khí rồi nên chỉ cần cả nhà ngồi quây quần bên mâm cỗ Trung Thu thôi là cũng thích thú lắm chứ thực ra cũng không cầu kỳ quá ở cái bánh. Chi phí ngày trước cho một dịp tết Trung Thu thực ra rất ít nhưng mà nó rất vui. Bây giờ chi phí rất nhiều nhưng tết Trung Thu không ra tết Trung Thu. Đón tết truyền thống với những cái bánh bạc triệu như thế thì làm sao gọi tết Trung Thu là tết của thiếu nhi được. Biến tướng và làm mất đi hết nét đẹp của truyền thống dân tộc." – Nhà văn Phương Thảo chia sẻ.

Quà xa xỉ mà không mang giá trị tinh thần 

Nữ nhà văn Đỗ Phương Thảo cho rằng việc một số người chạy theo những thứ xa xỉ, đắt tiền nhưng  thực ra chỉ là những giá trị ảo, không truyền tải được giá trị tinh thần cốt lõi của một cái tết Trung Thu truyền thống.

banh trung thu tien trieu  banh trung thu tien ti  banh trung thu  trung thu  tet trung thu  tet thieu nhi  tin nhanh  bao  vn

Nhà văn, nhà báo Đỗ Phương Thảo đã làm bánh Trung Thu truyền thống 43 năm tính tới nay.

Theo nữ nhà văn này, hình thức biếu quà ngày xưa cũng khác bây giờ rất nhiều. Chuyện một chai rượu được mang đi biếu từ nhà nọ tới nhà kia là chuyện bình thường, bởi vì tết của thiếu nhi nên người lớn xưa thường không nhận quà biếu mà còn tặng lại một chút để mang về cho trẻ em trong gia đình.

Từ xa xưa, con người đã có văn hóa quà biếu. Trong các dịp lễ tết, người ta trao gửi cho nhau món quà để thể hiện sự tôn vinh, sự quý trọng, sự yêu mến lẫn nhau. "Các món quà đó chỉ cần vừa đủ, không nhất thiết phải để quá nhiều, quá thừa để rồi khoe khoang, hí hửng rằng được biếu nhiều, cho nhiều, thể hiện mình cao hơn, quan trọng hơn nhưng người đem biếu khác, nhưng ngày nay, người ta cho rằng biếu quà càng nhiều tiền càng chứng tỏ được đẳng cấp." – Nhà nghiên cứu xã hội Trịnh Hòa Bình nói.

Nhìn vào thực tế các hãng bánh tung ra thị trường các dòng bánh "chục triệu" mỗi dịp tết Trung Thu gần đây, TS Trịnh Hòa Bình cho rằng dịp tết Trung Thu ngày nay đang trở thành cái cớ để người ta chia sẻ, để lại quả, biểu tỏ lòng trung thành, sự mẫn cán, tinh thần xu phụ, nhằm tạo ra các cơ hội để tiến thân, để phát triển hoặc để kiếm chác lợi nhuận.

Nghiên cứu hành vi xã hội trong nhiều năm, Giám đốcTrung tâm Điều tra xã hội học nhận thấy xu hướng của một số người thường chỉ chăm chút để đẹp về mặt hình thức, trong dịp tết Trung Thu thì cũng tập trung chủ yếu vào các hộp bánh có mẫu mã đẹp nhưng không mang giá trị tinh thần. Thậm chí mô hình của các món quà đắt tiền cũng đều bắt chước nhau: một hộp bánh luôn đi kèm một chai rượu mạnh nhiều năm, bao bì mạ vàng và nhiều khi kèm thêm cả phong bì nếu hộp bánh đó chưa đủ đắt tiền.

Một vấn đề nữa được TS Bình nêu ra là khi các hãng bánh không năm nào bán hết được số hàng cao cấp của mình. Lúc này và cộng đồng có quyền nghi ngờ số lượng bánh không bán hết được đó sẽ đi đâu, có thể được bán rả rích, hạ giá sau tết Trung Thu sẽ thành một sự lãng phí lớn.

"Nhưng nguy hiểm hơn là số bánh còn lại có thể được cất đi ở đâu đó, bỏ trong kho cố gắng không để mốc, hoặc nếu có mốc thì họ cũng có công nghệ giải mốc và năm tới hoặc dịp khác người ta có thể mang ra, lại tiếp tục bán cho người sử dụng với mẫu mã bao bì mới, đẹp hơn, cao cấp hơn. Đó là những hệ quả, hệ lụy phái sinh từ việc chưng diện, ồn ào vào ngày tết Trung Thu như vậy." – TS Trịnh Hòa Bình cho biết.

Theo quan điểm của Giám đốc Trung tâm Điều tra xã hội học, trong tương lai, không khí truyền thống của mỗi dịp tết Trung Thu có thể sẽ trở lại. "Bởi vì thực ra thói kệch cỡm, xa xỉ chạy đua như thế này sẽ không thể tồn tại quá lâu, nó chỉ là sự phát triển có tính giai đoạn. Đặc biệt khi chúng ta đang sống trong một xã hội chuyển đổi mà nhiều giá trị chưa được ổn định. Chúng ta đang ở trong thời kỳ rối loạn các giá trị nên mới có chuyện này."

"Tôi thấy nếu như giữ được những truyền thống đẹp như vậy thì thật tuyệt vời. Tết Trung Thu của trẻ em thì xin hãy gìn giữ nó một phần nào đó cái đẹp cho tâm hồn và ký ức của trẻ em" – TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.

Nhà văn, nhà báo Đỗ Phương Thảo là người nữ quay phim tài liệu đầu tiên và duy nhất của Việt Nam cho tới nay. Ngoài công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam với vị trí quay phim, tự tay bà Thảo đã làm 64 loại bánh để mưu sinh trong suốt cuộc đời mình. Là mẹ của họa sĩ Lê Thiết Cương, bà thực tế làm các loại bánh truyền thống tính tới nay 43 năm. Hiện nay, nhiều nghệ sĩ vẫn đặt bánh của bà cho các dịp lễ, tết của gia đình mình. "Nghệ sĩ Xuân Hinh mà nhiều người biết cũng chính là một người hâm mộ trung thành bánh do chính tay tôi làm từ nhiều năm nay" – Nhà văn Đỗ Phương Thảo nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Thủy ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN