Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói về cơ sở xử phạt người ra đường khi không cần thiết

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết cơ sở xử phạt những người không nằm trong diện được ra ngoài đường khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chiều 3/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu từ ngày 4/4 sẽ xử phạt nghiêm các trường hợp ra đường mà không thuộc diện được phép.

Ngày 4/4, trả lời báo chí về thông tin xử phạt người ra đường khi không cần thiết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP đã họp và ra thông điệp, tất cả những trường hợp không nằm trong diện quy định của Chỉ thị 16 của Thủ tướng mà ra đường sẽ bị xử phạt.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ, người dân ra đường đi mua lương thực, thực phẩm hay những đi làm thuộc diện Chỉ thị 16 như đi sản xuất của những ngành nghề mà liên quan ở những xí nghiệp xuất nhập khẩu, những xí nghiệp liên quan đến sản xuất, may khẩu trang, y tế, phục vụ trong bệnh viện, mua bán thương mại... vẫn đi lại bình thường và không có chuyện bị xử phạt.

Còn những trường hợp khác theo Chỉ thị của Thủ tướng đã khuyến cáo ở trong nhà, đặc biệt là những trường hợp mà chủ thể là các đơn vị không thuộc trường hợp được ra đường nếu vẫn cố tình ra sẽ bị xử lý.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội dẫn chứng trong Chỉ thị 16, Thủ tướng yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Nhiều trường hợp không chấp hành đã bị xử phạt 200.000 đồng. Do đó, những vi phạm tương tự mà Chỉ thị đề cập cũng có căn cứ để xử phạt.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhắc đến việc Thủ tướng đã quyết định công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, khẳng định đây là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết, còn nhiều văn bản pháp luật khác quy định xử lý việc không thực hiện nghiêm các giải pháp trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định”.

Điều 8 luật này nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Tùy tính chất và mức độ của hành vi, người vi phạm còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.

Đối chiếu về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chủ tịch UBND xã, phường cũng có thẩm quyền xử phạt các trường hợp này.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, dù Thủ tướng, Chính phủ và Hà Nội liên tục tuyên truyền, khuyến cáo, yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống dịch trong giai đoạn cao điểm nhưng vẫn có những trường hợp cố tình vi phạm.

Thực tế, trên ứng dụng Smart City, hôm qua vẫn còn hơn 700 phản ánh về việc tụ tập đông người, họp chợ hay hàng ăn mở bán.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, Văn phòng Chính phủ đã có hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Chỉ thị 16, nêu rõ các trường hợp cần thiết được ra ngoài hay những dịch vụ, cơ sở được tiếp tục hoạt động trong 15 ngày cách ly xã hội. 

Tất cả những trường hợp ngoài diện này, nếu không chấp hành nghiêm việc ở trong nhà, thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, xử phạt, kể cả với những người tụ tập đông tập thể dục.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Hà Nội: Tập trung đông người nơi công cộng có thể bị phạt 10 triệu đồng

Theo Sở Tư pháp Hà Nội, người không chấp hành việc hạn chế tập trung đông người nơi công cộng để phòng chống dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN