Chùm ảnh: Những di vật lịch sử ngày Độc lập
Đó là những hiện vật thiêng liêng, gợi nhớ lại thời khắc hào hùng ngày 2/09/1945. Những hiện vật sẽ còn sống mãi trong tâm tưởng mọi người dân đất Việt.
Chúng ta cùng hồi tưởng quá khứ hào hùng, trọng đại nhất của đất nước qua những hiện vật thiêng liêng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc trong ngày lễ trọng đại, trân trọng tuyên bố với thế giới và toàn thể nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời
Bộ quần áo Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập vẫn còn đó như một minh chứng về một nhân cách lớn, một con người vĩ đại. Đó là một bộ quần áo ka-ki màu vàng nhạt
Bức tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/09/1945 do nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo thể hiện
Bức tượng do ông Nguyễn Lân Ngọc và bà Nguyễn Bích Ngọc - con của ông Nguyễn Dực (người trực tiếp lắp đặt chiếc micro cho Bác ngày 2/09/1945) kính tặng bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Tấm ảnh chụp ngôi nhà lịch sử 48 Hàng Ngang - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập
Tấm ảnh ghi lại quang cảnh nhân dân Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh) mít tinh chào mừng ngày Độc lập tại Quảng trường Nam Bộ Phủ ngày 2/9/1945
Không khí hào hùng của ngày ngày Quốc khánh Việt Nam dân chủ cộng hòa lan tỏa khắp 5 châu. Trong ảnh là lá cờ Việt Kiều ở Paris (Pháp) treo trong cuộc mít tinh mừng Việt Nam độc lập tháng 9/1945
Cuộc duyệt binh trước Nhà hát lớn (Hà Nội) ngày 30/8/1945 với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió. Bức ảnh này đã được họa sĩ Trương Quốc Lập thể hiện lại rất thành công
Bản viết tay ca khúc Tiến quân ca - Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam