Chuẩn bị tăng tuổi nghỉ hưu, nữ lên 60 và nam 62
Hơn 3 tháng nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc ở khu vực doanh nghiệp đồng loạt tăng tuổi nghỉ hưu.
Bộ LĐ-TB&XH vừa hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu.
Trong đó, đưa ra lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nữ từ 55 lên 60, nam từ 60 lên 62.
Theo cơ quan này, Bộ Luật lao động 2019 (có hiệu lực từ 1-1-2020), quy định người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường kể từ năm 2021, mỗi năm tăng ba tháng với nam và bốn tháng với nữ, để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 vào năm 2035, nam là 62 vào năm 2028.
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 1-1-2020. Ảnh: V.Long
Việc quy định tuổi nghỉ hưu đảm bảo nguyên tắc, người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu trong cùng một năm thì điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là giống nhau.
Đối với lao động nam sinh từ tháng 1-1961 đến tháng 9-1961 sẽ nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 3 tháng. Nếu người lao động sinh từ tháng 10-1961 đến tháng 6-1962 sẽ nghỉ hưu vào năm 2022, tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng…
Với lao động nữ sinh từ tháng 1-1966 đến tháng 8-1966 sẽ nghỉ hưu vào năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 4 tháng. Lao động nữ sinh từ tháng 9-1966 đến tháng 4-1967 sẽ nghỉ hưu vào năm 2022, tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 8 tháng.
Nghị định cũng quy định người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi. Các trường hợp này bao gồm người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1-1-2020 cũng được nghỉ hưu trước tuổi.
Người lao động được nghỉ hưu sớm hơn, nhưng không quá năm năm. Ảnh: V.Long
Với người được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, Bộ LĐ-TB&XH cho biết khu vực doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc giữ lao động có trình độ cao. Tuy nhiên, đối với khu vực nhà nước có những lo ngại về “ở lâu giữ ghế”, hoặc mất cơ hội việc làm cho lao động trẻ, nên nghị định được điều chỉnh cho phù hợp.
Cụ thể, người lao động và người sử dụng lao động (không bao gồm cán bộ, công chức, viên chức) có quyền thỏa thuận việc tiếp tục làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu. Trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động không có nguyện vọng hoặc nhu cầu tiếp tục làm việc thì chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
Đối với khu vực nhà nước, tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. Riêng đối với tuổi nghỉ hưu cao hơn, sẽ chiếu theo quy định tại Nghị định số 53/2015 của Chính phủ…
Điều kiện hưởng lương hưu Người lao động muốn nhận lương hưu phải tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi nghỉ việc có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm. |
Nguồn: [Link nguồn]
Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm và thực hiện cùng với lộ trình bắt đầu tăng từ năm 2021. Tuổi nghỉ...