Chùa 300 tuổi có tượng Phật nhập Niết bàn nằm trên mái ở Bình Dương
Ngoài nét cổ kính, ngôi chùa gần 300 tuổi ở Bình Dương còn được tổ chức kỷ lục xác lập là chùa có bức tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất Châu Á.
Chùa Hội Khánh ở phường Phú Cường (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) do Thiền sư Đại Ngạn (dòng Lâm Tế) xây dựng vào năm 1741. Năm 2013, nhà chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m, nằm ở độ cao 23m trên mái chùa.
Tượng Phật ở chùa Hội Khánh là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam và được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á”. Dưới tượng Phật nhập Niết bàn là các bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn.
Ở khu vực đối diện tượng Phật nhập Niết bàn là ngôi chùa cổ gần 300 năm tuổi. Ban đầu, chùa được xây dựng trên một khu đất cao nhưng sau đó bị giặc Pháp tàn phá. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay. Xung quanh khuôn viên chùa là những cây dầu cổ thụ cả trăm tuổi.
Năm 2007 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét. Cạnh bảo tháp là ngôi tháp cổ Từ Vân với bức bình phong được chạm trổ hoa văn tinh xảo.
Trải qua rất nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng ngôi chùa vẫn còn lưu giữ được những kiến trúc ban đầu.
Không chỉ nổi tiếng về niên đại thành lập, giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị cao về lịch sử văn hoá, tôn giáo, mỹ thuật, kể cả nhiều tự khí mộc bản (khắc in), kinh sách, liễn đối, tài liệu, văn thơ, địa lý, y học cổ.
Những liễn đối, thơ văn còn lưu giữ trong ngôi chùa. Các họa tiết được chạm trổ rất tinh xảo.
Đa phần những vật dụng bên trong chùa được làm từ gỗ. Nhiều người lần đầu đến tham quan ngôi chùa ai cũng tỏ ra ngạc nhiên trước vẻ cổ kính của ngôi chùa
Chùa còn có gần 100 tượng gỗ, các vị La Hán và thập điện Minh Vương, với dáng vẻ khác nhau được tạo bằng gỗ mít sơn son thép vàng. Đặc biệt có hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị bồ tát, tạo nên một công trình điêu khắc tuyệt mỹ, có giá trị nghệ thuật cao mang đặc trưng của phong cách điêu khắc gỗ Bình Dương xưa. Đây là công trình mang dấu ấn những bàn tay tài nghệ độc đáo của lớp thợ ở Thủ Dầu Một vào cuối thế kỷ 19.
Hành lang trong chùa sau. Vào những ngày Mùng 1, rằm rất đông người dân, Phật tử đến chùa tham quan, thắp hương.
Một số họa tiết, phù điêu trên mái và xung quanh khu vực khuôn viên chùa đang trang trí, lắp tinh xảo
Không gian thoáng đãng của ngôi chùa. Với chiều dày về lịch sử, tôn giáo, kiến trúc mỹ thuật và truyền thống yêu nước gắn bó giữa đạo Pháp và dân tộc, chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Thượng tọa Thích Duy Trấn - trụ trì chùa Liên Hoa (quận 11, TPHCM) chia sẻ, suốt 20 năm qua, nhà chùa đã cùng phật tử và...