Chủ tịch Hà Nội: Nghiên cứu xây dựng đường vành đai 5 vùng Thủ đô

Sự kiện: Thời sự

Hà Nội cũng đang phối hợp với Hưng Yên, Bắc Ninh đang phấn đấu cơ bản hoàn thành xây dựng đường vành đai 4 vào năm 2026, đưa vào khai thác vận hành từ năm 2027; đồng thời sẽ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường vành đai 5.

Phát biểu tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), sáng 20/7, Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ, việc Hội đồng điều phối được thành lập do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch sẽ là thuận lợi rất lớn để các địa phương tổ chức thực hiện theo cơ chế điều phối, thúc đẩy phát triển vùng.

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Hà Nội mới

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Hà Nội mới

“Hà Nội luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Thủ đô đối với quá trình phát triển vùng ĐBSH và cả nước”, ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh

Về xây dựng thể chế, chính sách, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội đang xây dựng đồng thời Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để tạo lập không gian phát triển mới, chú trọng các liên kết phát triển vùng và tạo lập nguồn lực mới từ nguồn tài nguyên nhân văn, tài nguyên số...

Bên cạnh đó, Thành phố đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để tạo đột phá về thể chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của Thủ đô, sớm đưa Thủ đô trở thành hạt nhân, là động lực phát triển của vùng và cả nước.

Thành phố tập trung khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng dịch vụ thông minh; phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính và chuyển đổi số, quan tâm đầu tư cho phát triển kinh tế số, xã hội số…

Về phát triển hạ tầng, Hà Nội xác định tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng khoa học công nghệ, hạ tầng số… Phát triển toàn diện mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt đô thị, hàng không, đường thủy), bảo đảm kết nối và định hướng tuyến phát triển các khu đô thị mới, thành phố vệ tinh và kết nối liên vùng.

Theo Chủ tịch Hà Nội, để từng bước hiện thực hóa mục tiêu nói trên, nhiều công trình lớn, quan trọng đã được hoàn thành và khởi công xây dựng như: Vận hành Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; Đường vành đai 2 trên cao. Năm 2023, Hà Nội sẽ hoàn thành Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, vận hành tuyến đường sắt Nhổn- ga Hà Nội.

Hà Nội cũng đang phối hợp với Hưng Yên, Bắc Ninh đang phấn đấu cơ bản hoàn thành xây dựng đường vành đai 4 vào năm 2026, đưa vào khai thác vận hành từ năm 2027; Và sẽ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường vành đai 5 trước năm 2030.

Chủ tịch Hà Nội khẳng định, thời gian tới sẽ tích cực, chủ động tham gia công tác lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng; phối hợp với các địa phương trong vùng để triển khai các cơ chế liên kết, đảm bảo sự phát triển thống nhất theo quy hoạch.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu di chuyển các trường đại học về vùng lân cận để giảm tải cho Hà Nội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nghiên cứu cho phép phát hành trái phiếu quốc tế hoặc vay ODA để đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị. Đồng thời có cơ chế,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Kiên ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN