Chủ tịch Hà Nội: "Không ai thuê các đối tượng đổ dầu thải xuống suối"

Trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến sự cố của nhà máy nước sạch Sông Đà, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kết quả điều tra của Công an Hòa Bình cho thấy không ai thuê mướn các đối tượng đổ dầu thải xuống suối để gây ô nhiễm nguồn nước sản xuất của nhà máy này.

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm của các đại biểu HĐND TP. Hà Nội, chiều 15/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời các kiến nghị của các cử tri.

Cụ thể, liên quan đến sự cố của nhà máy nước sạch Sông Đà, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, kết quả điều tra của Công an Hòa Bình cho thấy không ai thuê mướn các đối tượng đổ dầu thải xuống suối để gây ô nhiễm nguồn nước sản xuất của nhà máy này.

Về nhà máy nước mặt sông Đuống, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay: Nhà máy này có 4 nhà đầu tư rót vốn xây dựng, gồm một quỹ đầu tư của Oman, Công ty Aqua One, 10% của Công ty nước sạch Hà Nội, 5% của một đơn vị khác. 

“Aqua One là chỗ chị Liên vừa qua báo chí phản ánh. Đây là công ty từng làm nhà máy to nhất miền Nam tại Long An. Thành phố cũng chọn những nhà đầu tư có năng lực. Vấn đề là như vậy, chứ không có lợi ích nhóm của ai ở đây”, ông Chung nói.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Đồng thời, lãnh đạo Hà Nọi cũng thông tin, vừa qua một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại cổ phần của Công ty nước mặt sông Đuống. “Vừa qua quỹ đầu tư Oman đã bán lại cổ phần cho nhà đầu tư Thái Lan, họ bán mấy tháng rồi, chứ không phải bây giờ”, ông Chung nói và cho rằng, chuyện các quỹ đầu tư mua bán là bình thường, nên khuyến khích chứ không có vấn đề gì.

"Thực tế nên nhìn nhận là môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội phải thế nào thì nhà đầu tư mới vào đầu tư. Còn tôi khẳng định với cử tri, nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á", ông Chung nói.

Bên lề cuộc tiếp xúc cử tri, trao đổi thêm với PV về vấn đề trên, ông Nguyễn Đức Chung khẳng định: "Thành phố chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch sông Đuống cả. Và chắc chắn là không bao giờ bù giá cho họ".

Theo ông Chung, về nguyên tắc, không chỉ nhà máy nước mặt sông Đuống, mà kể cả nhà máy nước mặt sông Hồng, “khi người ta lập dự án” thì nhà nước cũng đứng ra ký hợp đồng tiêu thụ nước. Trước khi ký hợp đồng, Sở Tài chính cùng các ban ngành liên quan xây dựng báo cáo để thành phố xin ý kiến của Bộ Tài chính. 

“Tôi khẳng định là không có ai có lợi ích nhóm ở đây cả, mà TP làm mọi cách, tạo mọi điều kiện để cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này để giải quyết nhu cầu cấp bách về nước cho người dân trong những năm vừa qua”, ông Chung nói.

Nhà máy nước mặt sông Đuống nhìn từ trên cao.

Nhà máy nước mặt sông Đuống nhìn từ trên cao.

Ông Chung cũng cho biết, thực tế giá 10.246 đồng/m3 nước chỉ là giá tạm tính để phục vụ cho nhà đầu tư lập dự án đầu tư. Còn sau này, khi dự án hoàn thành, có quyết toán công trình sẽ ra giá thành cụ thể. 

Khi nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành giai đoạn 1, thành phố giao cho Công ty nước sạch Hà Nội phân phối nước cho họ trung bình từ 110.000 đến 120.000 m3 ngày đêm. 

Nước sông Đuống được Công ty Nước sạch Hà Nội mua với giá 7.700 đồng/m3, và phân phối đến các hộ dân với giá trung bình khoảng 8.000 đồng/m3. Giá này đảm bảo nguyên tắc giá mua không được cao hơn giá bán ra. 

Đáng chú ý, ông Chung cho biết, hiện nay, thành phố vẫn thống nhất giá bán theo quy định từ năm 2013, tức là với 10 m3 đầu, người dân vẫn chỉ trả hơn 5.000 đồng, còn 10 m3 tiếp theo cũng được lũy kế như quy định. Còn hiện nay, Công ty nước sạch Hà Nội lấy lại của nhà máy nước mặt sông Đuống là 7.700 đồng/m3. Sau khi bán ra, thì Công ty nước Hà Nội “lãi mấy trăm đồng/m3”. 

Khi được hỏi “Hà Nội đã sai khi định giá bán buôn nước sạch thay cho doanh nghiệp”, ông Chung cho rằng “đây là vấn đề mang tính chuyên môn, nên để tôi kiểm tra sẽ thông tin lại sau”.

Về việc nước mặt sông Đuống vay đến 80% trong tổng mức đầu tư, ông Chủ tịch Hà Nội cho rằng, 100% các dự án trên thế giới này đều phải đi vay.

“Kể cả vay 100% cũng chẳng vấn đề gì, đấy là bài toán của họ và họ phải chịu. Họ vay để họ hoạt động nhưng chẳng may họ bị thiên tai địch họa thì họ phải chấp nhận", ông Chung nói.

Dầu thải xả vào nguồn nước sạch sông Đà: Xử lý cực kỳ phức tạp

Theo chuyên gia, số dầu thải đổ vào nguồn nước sạch sông Đà nếu có nguồn gốc từ lốp cao su thì sẽ rất độc hại,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành An  ([Tên nguồn])
Nước sông Đà có mùi lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN