Chủ tịch Đồng Tháp gửi thư cảm ơn lực lượng cứu hộ vụ bé trai rơi trụ bê tông
Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp bày tỏ lòng cảm kích các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ đã trực tiếp, khẩn trương, xuyên suốt, chia ca túc trực 24/24 thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Rọc Sen
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa vừa gửi thư cảm ơn các lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại công trình cầu Rọc Sen, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp – nơi bé trai 10 tuổi bị nạn tử vong.
Trong thư, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp bày tỏ sự cảm kích và trân trọng cảm ơn các lực lượng ở nhiều cơ quan đơn vị đã không ngại nguy hiểm, vất vả ngày đêm tham gia cứu nạn, cứu hộ. Từ đó góp phần xây dựng nên hình ảnh đẹp về người cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động.
Thay mặt tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch gửi lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia, nhà khoa học, những người tâm huyết đã giúp hiến kế. Đồng thời lãnh đạo tỉnh cũng cảm ơn các cơ quan truyền thông, báo chí đã đưa tin kịp thời việc cứu nạn, cứu hộ tại công trình.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ công trình cầu Rọc sen. Ảnh: HD
Trước đó vào ngày 31-12-2022, tại công trình cầu Rọc Sen trên tuyến đường ĐT.857 thuộc xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình đã xảy ra sự cố bé trai 10 tuổi bị rơi vào trụ bê tông. Theo Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp, đây là một sự việc vô cùng hy hữu và chưa từng có tiền lệ.
Liên quan đến vụ việc bé trai rơi trụ bê tông, ông Lê Hoàng Bảo – Giám đốc sở GTVT cho biết đơn nhà thầu thi công là đơn vị sẽ chi trả các chi phí phục vụ công tác cứu hộ.
Hiện các hạng mục khác của dự án vẫn đang được thi công bình thường.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Công an, Quốc phòng, Xây dựng và GTVT; đồng thời, với sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức tôn giáo, cơ quan truyền thông, nhà thầu thi công… đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng để cùng tham gia triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.
Các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ đã trực tiếp, khẩn trương, xuyên suốt, chia ca túc trực 24/24 tại địa bàn để triển khai thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
“Cùng trực tiếp tham gia tại hiện trường, tôi thật sự thấu hiểu và chia sẻ với vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà các lực lượng tham gia phải đối mặt, chạy đua với thời gian để hy vọng cứu sống cháu bé. Nhiều lần thay đổi phương án thực hiện do tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khó khăn và điều kiện địa chất quá phức tạp phải sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng.
Công tác cứu hộ kéo dài 21 ngày do có nhiều khó khăn về địa hình, địa chất, trang thiết bị
Khu vực công trình bất lợi về giao thông thủy, giao thông bộ nên việc vận chuyển thiết bị, máy móc là hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian; nhưng tất cả lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ đều đồng lòng, quyết tâm với mong muốn sớm hoàn thành – ông Phạm Thiện Nghĩa bày tỏ.
Qua 21 ngày đêm, với tinh thần quyết tâm, nổ lực chịu khó của các lực lượng công tác cứu nạn, cứu hộ cuối cùng cũng đã hoàn thành trước sự trông chờ, dõi theo của người thân, gia đình nạn nhân và nhân dân cả nước.
"Sau khi hoàn thành công tác cứu nạn, cứu hộ, tôi có niềm tin sâu sắc rằng, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn của toàn thể lực lượng công an, quân đội, y tế và lực lượng công nhân ngành giao thông vận tải sẽ là nền tảng vững chắc để chúng ta trưởng thành hơn và vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ được giao - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định.
Nguồn: [Link nguồn]
Quá trình cứu nạn, cứu hộ bé trai lọt vào trụ bê-tông đã thuê mướn nhiều máy móc, phương tiện nên nhà thầu đã đứng ra chịu trách nhiệm thương lượng trả hết chi phí đó.