Chủ mỏ đất “giam lỏng” phóng viên: Biến khu du lịch 2.000 tỷ thành bãi thải

Sự kiện: Quảng Ngãi

Khu du lịch Thiên Đàng có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng sau nhiều năm “chết yểu” bỗng trở thành bãi đổ thải kèm theo bóng dáng đoàn xe Lý Tuấn.

Đoàn xe logo LT, Lý Tuấn ồ ạt đổ thải, dấu hiệu chở quá tải

Ghi nhận của phóng viên, từ nút giao ngã tư Thiên Đàng, xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), men theo tuyến đường ven biển về hướng Quảng Nam, dễ thấy từng đoàn xe ben chở đất đá thải từ Khu liên hợp gang thép Hoà Phát ra đổ thải.

Trong đó, nhiều xe logo LT (viết tắt của Công ty Lý Tuấn - chủ mỏ đất vừa gây vụ "giam lỏng" 3 PV ồn ào dư luận vừa qua - NV).

Núi đá thải khổng lồ hàng trăm nghìn m3 bên trong khu du lịch Thiên Đàng mà chủ đầu tư nói là đã xin phép cơ quan chức năng.

Núi đá thải khổng lồ hàng trăm nghìn m3 bên trong khu du lịch Thiên Đàng mà chủ đầu tư nói là đã xin phép cơ quan chức năng.

Bám theo đoàn xe này, PV được chỉ dẫn vào Khu du lịch Thiên Đàng do Công ty TNHH Thiên Đàng (sau đổi tên Công ty CP Thiên Đàng) làm chủ đầu tư.

Khu du lịch nằm trên địa bàn xã Bình Thạnh (Bình Sơn) và xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), được quảng bá có vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Nhưng điều lạ sau gần 20 năm "dậm chân tại chỗ" chậm triển khai, viễn cảnh màu xanh sinh thái bị thay thế bằng các bãi đổ thải đất đá xám xịt.

Bên trong dự án thành công trường náo nhiệt với hàng trăm lượt phương tiện ô tô tải chở đất, đá liên tục ra vào.

Từ bên ngoài nhìn vào, vùng biển Khe Hai đã bị phủ lấp bởi những núi đá cao từ 3-10m kéo dài ra đến tận chân sóng. Có điểm tràn ra gần đến mép nước, nhìn chẳng khác nào một dự án lấn biển đang được triển khai.

Những đoàn xe mang lô gô Lý Tuấn trên đường đi "nhả hàng".

Những đoàn xe mang lô gô Lý Tuấn trên đường đi "nhả hàng".

Ghi nhận PV, đoàn xe logo LT, Lý Tuấn chủ yếu loại 4 trục, dù được cắt thành thùng nhưng có thể tích thùng trên dưới 13-14 khối. Tất cả xe đều chở đá bằng thùng, dấu hiệu quá tải rõ ràng.

Theo cánh tài xế, chỉ cần chở đúng kích thước thùng đăng kiểm, loại xe 4 trục này quá tải 30-50%, thậm chí cao hơn với vật liệu đá khối...

Chủ đầu tư nói đã xin phép, KKT mở Chu Lai bảo chưa có văn bản?

Theo tìm hiểu của PV, để được đổ thải đất đá dư thừa, nhà thầu phải đảm bảo thủ tục pháp lý theo quy định của tỉnh và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Theo UBND tỉnh, từ năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh giao BQL KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý song song với việc sử dụng kho bãi để đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình tập kết, lưu giữ, vận chuyển VLXD dư thừa theo quy định.

Bóng dáng đoàn xe tải của Công ty Lý Tuấn tham gia đổ đá, đất thải trái quy định tại dự án Khu du lịch Thiên Đàng.

Bóng dáng đoàn xe tải của Công ty Lý Tuấn tham gia đổ đá, đất thải trái quy định tại dự án Khu du lịch Thiên Đàng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Ung Đình Hiền cũng có văn bản yêu cầu Công ty Hòa Phát kiểm soát chặt chẽ các đơn vị, nhà thầu thi công được công ty cung cấp vật liệu về hồ sơ pháp lý nơi đổ thải, tránh tình trạng đổ thải tràn lan gây ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng đất, khoáng sản của địa phương.

Tuy nhiên thực tế công tác đổ thải, lưu chứa trên địa bàn vẫn phức tạp, không đảm bảo hồ sơ, quy định. Trước đây, Công ty Lý Tuấn từng hợp đồng thuê và đổ thải khi chưa được cơ quan chức năng tỉnh cho phép tại nhà máy ở Dung Quất (Báo Giao thông có bài phản ánh).

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hải - Giám đốc Công ty cổ phần Thiên Đàng cho biết, để đổ đất thải trên khuôn viên dự án, công ty có làm văn bản xin ý kiến BQL KKT Dung Quất với diện tích 1ha để trữ đất, cát và đã được đồng ý cho phép đổ. Còn bên địa phận tỉnh Quảng Nam, công ty đã xin phép BQL KKT mở Chu Lai và được đồng ý cho phép đổ đá lưu trữ để làm bờ kè dự án.

“Toàn bộ số đá trữ bên đó thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Cái này mình không thuê mà có văn bản gửi tỉnh Quảng Nam xin được bãi chứa đá thải để làm bờ kè biển và được đồng ý đổ trữ. Phía địa phận tỉnh Quảng Ngãi cũng vậy và chúng tôi đổ đất. Trữ lượng đá thì chưa thống kê được nhưng ước khoảng vài trăm nghìn m3”, ông Hải nói.

Trong khi chủ đầu tư Khu du lịch Thiên Đàng nói có xin phép cơ quan chức năng trước khi đổ thải thì BQL KKT mở Chu Lai nói không hề cho phép.

Trong khi chủ đầu tư Khu du lịch Thiên Đàng nói có xin phép cơ quan chức năng trước khi đổ thải thì BQL KKT mở Chu Lai nói không hề cho phép.

Trong khi đó, Phó trưởng BQL KKT mở Chu Lai (Quảng Nam) Châu Hoàng Sơn lại khẳng định, việc chủ đầu tư Thiên Đàng cho rằng đã xin phép và được tỉnh có văn bản cho đổ thải thì đến nay BQL chưa có văn bản nào đồng ý cả.

Đồng thời, công ty Thiên Đàng cũng không hề có giấy phép lưu chứa, trữ đá hay đổ thải. “Qua thông tin Báo Giao thông phản ánh, BQL sẽ kiểm tra lại việc đổ thải cũng như tính pháp lý của việc lưu chứa đá tại dự án. Về lâu dài, doanh nghiệp không thể để số lượng đá quá lớn tại dự án mà phải di dời đi. Tới đây Ban sẽ kiểm tra lại giải trình của doanh nghiệp”, ông Sơn nói.

Trước đó, như Báo Giao thông đã phản ánh, ngày 6/9, trong quá trình tác nghiệp tại mỏ đất Dông Cây Dừa để ghi nhận hoạt động của mỏ đất này, nhóm 3 phóng viên đang công tác tại 3 cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Quảng Ngãi đã bị người của chủ mỏ đất là Công ty Lý Tuấn dùng 2 xe tải cản đường không cho lưu thông, sau đó đổ đất chặn lối đi và “giam lỏng” trong nhiều giờ liền.

Nguồn: [Link nguồn]

Cơ quan chức năng nói gì về chủ mỏ đất ”giam lỏng” 3 phóng viên?

Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi xác định chủ mỏ đất "giam lỏng" 3 phóng viên đã vi phạm khai thác ngoài mốc giới, cung cấp đất không đúng địa chỉ so với giấy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Đức ([Tên nguồn])
Quảng Ngãi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN