"Chú lùn” có bộ óc “khổng lồ” ở Hà Nội

Người dân phố cổ, những vị khách ngoại quốc đã quá quen thuộc với hình ảnh “thầy giáo tí hon” ngày ngày bán nước trên phố Hàng Cót rất thân thiện. Chiều tối thứ 6 hàng tuần dạy tiếng Anh cho những bạn trẻ.

“Chú lùn” phố cổ là người lùn Việt Nam đi nước ngoài nhiều nhất, rất hoạt ngôn, uyên thâm về văn hóa Việt và trải nghiệm cuộc đời sâu sắc.

“Hạt thóc lép” 65 tuổi, nặng 36,5kg, cao 1,2m và cuộc đời nghiệt ngã

Câu chuyện về “chú lùn” Đinh Văn Phú, 65 tuổi, (Hàng Cót, Hà Nội) vượt lên số phận, ngày ngày bán nước kiếm sống, nhìn cuộc sống độc thân rất bình dị nhưng ít ai biết được người đàn ông này đã từng chinh phục nóc nhà Fansipan và 2 lần đặt chân lên nước Mỹ, một lần đến Nhật. Ông nói tiếng Anh lưu loát, có kinh nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch, mở lớp học tiếng Anh miễn phí vào 6 giờ chiều thứ 6 hàng tuần.

Nhiều năm nay, “chú lùn” bán hàng nước trên phố Hàng Cót (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã quá quen thuộc với người dân nơi đây.

Nhiều năm nay, “chú lùn” bán hàng nước trên phố Hàng Cót (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã quá quen thuộc với người dân nơi đây.

Nơi bán nước vừa là nơi ở là căn nhà chỉ 3 mét vuông trên phố Hàng Cót (Hà Nội) với cái tên quán rất lạ “Đi khắp muôn nơi”. Hình dáng khác biệt với mọi người xung quanh, nhưng người dân nơi đây rất yêu quý ông bởi ông sống một cuộc đời đơn giản, tràn ngập niềm vui, hay giúp đỡ mọi người và đặc biệt là người có giấc mơ lớn.

Quán nước có tên “Đi khắp muôn nơi”, căn nhà rộng chừng 3 mét vuông chia làm 2 tầng. Tầng dưới bán nước, nấu nướng, tầng trên đủ kê chiếc đệm và chiếc tivi.

Quán nước có tên “Đi khắp muôn nơi”, căn nhà rộng chừng 3 mét vuông chia làm 2 tầng. Tầng dưới bán nước, nấu nướng, tầng trên đủ kê chiếc đệm và chiếc tivi.

“Từ lúc nhỏ mình luôn dằn vặt câu nói của mẹ mình là không hiểu mai sau con lớn sẽ làm được cái gì, làm sao ra khỏi nhà được?. Câu nói đó ám ảnh mình từ tuổi thơ đến khi trưởng thành, khi mẹ mua cho quán nước này, quyết định lấy tên quán “Đi khắp muôn nơi” để từng bước thực hiện ước mơ, khám phá thế giới bên ngoài”, ông Phú tâm sự.

Từ người lớn đến trẻ nhỏ đi qua quán nước đều chào ông Phú bởi ông sống rất thân thiện, cởi mở với mọi người

Từ người lớn đến trẻ nhỏ đi qua quán nước đều chào ông Phú bởi ông sống rất thân thiện, cởi mở với mọi người

Kể về cuộc đời mình, ông Phú cho biết, khi mang thai mẹ bị bệnh sốt rét do chuyển môi trường sống nên khi sinh ra ông mắc hội chứng lùn bẩm sinh do ảnh hưởng từ thai kỳ của người mẹ. Tuổi thơ bình yên nhưng càng lớn ông càng nhận rõ sự khác biệt về cơ thể đối với các bạn, các bạn không chơi cùng, những em bé nhỏ hơn nhìn thấy ông thì sợ khóc thét, khiến ông rất buồn, cảm tưởng như tất cả từ bỏ ông.

Công việc chính hàng ngày của ông Phú là bán hàng nước

Công việc chính hàng ngày của ông Phú là bán hàng nước

Bố mẹ ông coi ông như “hạt thóc lép” bởi việc duy trì cuộc sống đã khó chứ nói gì đến tương lai. Tuy nhiên, bố ông vẫn mong mỏi ông có là “hạt thóc lép” thì cũng phải ra ngoài kiếm sống, từ đó ông ý thức rõ mình phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh.

Diện tích nhà nhỏ, việc đi lên đi xuống cầu thang nối tầng 1 với tầng 2 của ông Phú cũng rất khó khăn

Diện tích nhà nhỏ, việc đi lên đi xuống cầu thang nối tầng 1 với tầng 2 của ông Phú cũng rất khó khăn

Ông nỗ lực học tập để thi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội nhưng ông bị từ chối, ông bị từ chối bởi  không phải vì không đủ năng lực để học tập mà bởi không đủ chiều cao và cân nặng. Từ đó ông sống thu mình, ít giao lưu với xã hội bên ngoài.

Mọi đồ sinh hoạt trong nhà như những người bình thường, nhưng ông hạn chế mua đồ vì không có chỗ để.

Mọi đồ sinh hoạt trong nhà như những người bình thường, nhưng ông hạn chế mua đồ vì không có chỗ để.

"Năm 1992, thời điểm mua căn nhà này cũng chính là lúc tôi ra ở riêng, sống cuộc sống tự lập vì không được vào đại học. Bố mẹ mất, anh em ở xa chỉ lo được phần nào đó cho tôi và còn phải tự lo cho cuộc sống riêng. Tôi tự mình vượt qua mọi chuyện, kể cả những khi ốm đau bệnh tật, tự lên chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục hiệu quả. Mỗi tuần, tôi ăn chay một lần", ông Phú chia sẻ.

Người bán trà đá phố cổ học tiếng Anh để “Đi khắp muôn nơi”

Dù chân ngắn, người thì bé, nhưng ông vẫn luôn khát khao được chinh phục và trải nghiệm muôn nơi, bằng chính hiểu biết của mình. Sau đó ông nghĩ trí tuệ mình còn, mình quay ra học tiếng Anh. Thời điểm đó, nước mình mở cửa, người nước ngoài đi lại thấy mình cầm quyển sách tiếng Anh học họ thấy rất ngạc nhiên và diệu kỳ. Thấy ông chăm chỉ học tập họ sẵn sàng giúp đỡ và chính tiếng Anh đã giúp ông “mở cửa” với thế giới bên ngoài. Tiếng Anh trở thành một niềm vui sống mỗi ngày từ khi ông phát hiện ra thứ ngôn ngữ thú vị đó. 

Ngoài ra ông còn là hướng dẫn viên du lịch, mở lớp tiếng Anh

Ngoài ra ông còn là hướng dẫn viên du lịch, mở lớp tiếng Anh

"Tiếng Anh đến với mình như một cái duyên để mở ra những chân trời mới. Một ngày, tình cờ tôi gặp một người bạn Canada rất thân thiện, thấy tôi cầm quyển sách tiếng Anh, ông ý gợi ý dạy tôi. Kể từ đó, tôi vừa bán hàng nước vừa học tiếng Anh.

Tôi và ông ấy đồng cảm với nhau trong cuộc sống cũng như cả hai có tuổi thơ không mấy hạnh phúc nên ông ấy muốn muốn làm một điều gì đó giúp đỡ tôi trên con đường khó khăn. Chúng tôi làm bạn với nhau hơn 11 năm”, ông Phú chia sẻ.

Năm 2008, người bạn Canada quay về nước nhưng vẫn nhắn nhủ tôi tiếp tục học tiếng Anh. Một cô giáo người Việt đã nhận lời dạy tôi tiếng Anh 1 buổi/tuần. Thời gian sau, tôi học cách gửi email cho người bạn đó, hẹn người bạn một ngày không xa sẽ gặp lại.

Cứ 6 giờ chiều thứ 6 hàng tuần, ông Phú và một giáo viên tiếng Anh người nước ngoài dạy tiếng Anh cho các bạn trẻ, đa số họ đã đi làm. Ông Phú gọi điện cho từng học sinh đến học vì thầy giáo đã đến, tuy nhiên, có tuần do bận nhiều việc khác nhau nên các học sinh xin nghỉ.

Cứ 6 giờ chiều thứ 6 hàng tuần, ông Phú và một giáo viên tiếng Anh người nước ngoài dạy tiếng Anh cho các bạn trẻ, đa số họ đã đi làm. Ông Phú gọi điện cho từng học sinh đến học vì thầy giáo đã đến, tuy nhiên, có tuần do bận nhiều việc khác nhau nên các học sinh xin nghỉ.

Vài tháng sau, người bạn đó quyết định quay lại Việt Nam sinh sống. Chúng tôi mở một lớp học tiếng Anh vào mỗi 6 giờ chiều thứ 6 hàng tuần ngay tại vỉa hè trước quán nước. Học sinh là bất cứ ai, học sinh, sinh viên, người đi làm, hễ có thời gian rảnh, đều có thể cùng chúng tôi luyện tập ngoại ngữ. Lớp học không giáo án và không mất học phí.

Ông Phú là người phiên dịch giữa thầy giáo và các học sinh và cũng dạy trực tiếp cho các học sinh

Ông Phú là người phiên dịch giữa thầy giáo và các học sinh và cũng dạy trực tiếp cho các học sinh

Lớp học không giáo án, không học phí

Lớp học không giáo án, không học phí

Chị Nguyễn Lan Ngọc hiện làm một công việc trong bệnh viện Bạch Mai, đang theo học tiếng Anh tại cửa hàng nước nhà ông Phú chia sẻ : “Tôi đã có 2 năm học tiếng Anh ở đây, từ ngày đầu gặp tôi đã gọi chú Phú là “bố” rồi vì có cảm giác rất gần gũi.  Bố Phú không chỉ mời thầy nước ngoài về dạy cho chúng tôi mà còn dạy con gái phải biết nấu nướng, chỉn chu trong cuộc sống và biết giữ gìn sức khỏe”.

Chị Nguyễn Lan Ngọc đã học ở đây được 2 năm, chị nhận ông Phú làm bố nuôi.

Chị Nguyễn Lan Ngọc đã học ở đây được 2 năm, chị nhận ông Phú làm bố nuôi.

"Tầm gần một năm trước, bố đẻ của tôi mất, “bố” Phú bảo “bố con mất rồi, bố cũng như bố của con nên từ đó tôi nhận chú Phú là bố nuôi. Bố bảo, nếu yêu thương ai phải cho bố biết, phải sống hạnh phúc và tử tế, sống thật thà. Những điều ấy làm tôi thực sự thấm và hiểu những giá trị qua từng lời nói, cử chỉ của bố Phú. Mọi người đến lớp học không chỉ được học tiếng Anh miễn phí mà quan trọng nhất là được truyền cảm hứng”, chị Lan tâm sự.

Hình ảnh ông Phú trên đường chinh phục đỉnh Fansipan (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Hình ảnh ông Phú trên đường chinh phục đỉnh Fansipan (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Bằng sự giúp đỡ của người bạn Canada, ông  Phú đã thực hiện được giấc mơ của mình. Ông đã đến Sapa, chinh phục đỉnh Fansipan. Đến Ninh Bình, đi vịnh Hạ Long và tham quan nhiều địa danh trong cả nước… Từ một người bán trà đá nơi góc phố nhỏ, ông trở thành hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư, giúp những người bạn ngoại quốc khám phá Việt Nam, còn ông tự khám phá khả năng trong chính con người mình. Mỗi chuyến đi, ông tự trau dồi ngoại ngữ, mở mang đầu óc về sự thân thiện, kiến thức và văn hóa của các nước.

Năm 2009, tôi tham gia chương trình "Người đương thời", phát sóng trên VTV, kể về hành trình từ một "hạt thóc lép" sinh sôi, nảy mầm thành hướng dẫn viên du lịch.

Ông muốn thành lập hiệp hội người khuyết tật Việt Nam, muốn “Đi khắp muôn nơi”. Ông Phú không có một cơ thể như người bình thường nhưng nghị lực của ông sẽ khiến không ít người ngưỡng mộ

Ông muốn thành lập hiệp hội người khuyết tật Việt Nam, muốn “Đi khắp muôn nơi”. Ông Phú không có một cơ thể như người bình thường nhưng nghị lực của ông sẽ khiến không ít người ngưỡng mộ

Sau đó, một kênh truyền hình của Mỹ đã tình cờ để ý ông. Họ bay đến Việt Nam xác nhận thông tin và mời ông sang Mỹ cho hội thảo về "Hiệp hội người lùn toàn thế giới" vào năm 2009. Và, ông chẳng có lý do gì để phải từ chối. Lần thứ 2, ông tiếp tục được chọn là đại diện duy nhất của Hội người lùn Việt Nam quay lại Mỹ, năm 2017.

Nói về ước mơ của cuộc đời “nếu là một người bình thường ông muốn làm một thầy giáo và ước mơ có một người vợ làm giáo viên. Thời trẻ ông cũng đã từng yêu nhưng thấy không hợp lại thôi.  Xa hơn, ông muốn thành lập hiệp hội người khuyết tật Việt Nam, để dạy và truyền đạt kiến thức cho các bạn trong cộng đồng và ước mơ lớn nhất là ông được đi muôn nơi.

"Tôi vẫn nhớ lời mẹ nói từ khi mình còn trẻ, mẹ nói rằng tôi là “hạt thóc lép” không thể nầy mầm được nhưng giờ tôi rất tự hào mình đã sống một cuộc đời ý nghĩa và “hạt thóc lép” đã nẩy mầm", ông Phú nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Hạnh phúc bất ngờ của cặp vợ chồng “tí hon”: Con biến đổi gen, không “tí hon” như bố mẹ

Quen nhau qua mạng rồi vun đắp tình yêu, cặp đôi "tí hon ở" Phú Thọ đang sống trong những ngày hạnh phúc viên mãn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Những phận đời kém may mắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN