Chống rét cho thú quý ở Vườn thú Hà Nội

Sự kiện: 24h vạn dặm

Phóng viên đã ghi nhận quy trình chăm sóc động vật trong những ngày thời tiết khắc nghiệt của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội nhằm bảo đảm sức khỏe cho hàng trăm cá thể động vật quý hiếm.

Cứ mỗi khi nhiệt độ xuống dưới 17 độ C, phương án chống rét cho hơn 700 cá thể động vật hoang dã, trong đó có khoảng 250 cá thể động vật quý hiếm đang được nuôi dưỡng tại Vườn thú Hà Nội (còn gọi là Công viên Thủ Lệ) lại được kích hoạt. Tại mỗi chuồng nuôi, nhốt thú quý đều có nhiệt kế, hằng ngày có nhân viên chia ca theo dõi 24/24 giờ và các bộ phận kỹ thuật thường xuyên kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng động vật để có phương án xử lý kịp thời.

Cứ mỗi khi nhiệt độ xuống dưới 17 độ C, phương án chống rét cho hơn 700 cá thể động vật hoang dã, trong đó có khoảng 250 cá thể động vật quý hiếm đang được nuôi dưỡng tại Vườn thú Hà Nội (còn gọi là Công viên Thủ Lệ) lại được kích hoạt. Tại mỗi chuồng nuôi, nhốt thú quý đều có nhiệt kế, hằng ngày có nhân viên chia ca theo dõi 24/24 giờ và các bộ phận kỹ thuật thường xuyên kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng động vật để có phương án xử lý kịp thời.

Hệ thống 5 bình đun nước nóng cỡ lớn với tổng công suất 400 lít luôn sẵn sàng cấp nước ấm cho bể đầm để 3 chú hà mã có nước ấm trong suốt mùa đông. Hệ thống ống cấp nước nóng được bố trí ngầm dưới đáy bể vừa giúp giữ được nhiệt độ trong bể, vừa bảo đảm an toàn, để hà mã duy trì tập tính sinh học.

Hệ thống 5 bình đun nước nóng cỡ lớn với tổng công suất 400 lít luôn sẵn sàng cấp nước ấm cho bể đầm để 3 chú hà mã có nước ấm trong suốt mùa đông. Hệ thống ống cấp nước nóng được bố trí ngầm dưới đáy bể vừa giúp giữ được nhiệt độ trong bể, vừa bảo đảm an toàn, để hà mã duy trì tập tính sinh học.

Đàn hà mã từ châu Phi về Vườn thú Hà Nội đã được 10 năm và sinh trưởng tốt. Định kỳ hằng năm, trước khi mùa đông đến, vườn thú sẽ bơm bùn mới vào, đến tháng 5 vét bùn ra rồi bơm nước để tạo môi trường mát mẻ cho hà mã. Lớp bùn bám trên da giống như lớp “áo khoác” giúp hà mã ngăn được các loại côn trùng tấn công. Trung bình mỗi ngày, mỗi chú hà mã ăn khoảng 70kg cỏ voi và 5-7kg rau, củ, quả cùng với cơm nắm, đậu xanh nấu chín. Ngoài ra, khi thời tiết khắc nghiệt, hà mã cũng như nhiều loại thú quý hiếm sẽ được bổ sung các loại vitamin tổng hợp nhằm tăng sức đề kháng.

Đàn hà mã từ châu Phi về Vườn thú Hà Nội đã được 10 năm và sinh trưởng tốt. Định kỳ hằng năm, trước khi mùa đông đến, vườn thú sẽ bơm bùn mới vào, đến tháng 5 vét bùn ra rồi bơm nước để tạo môi trường mát mẻ cho hà mã. Lớp bùn bám trên da giống như lớp “áo khoác” giúp hà mã ngăn được các loại côn trùng tấn công. Trung bình mỗi ngày, mỗi chú hà mã ăn khoảng 70kg cỏ voi và 5-7kg rau, củ, quả cùng với cơm nắm, đậu xanh nấu chín. Ngoài ra, khi thời tiết khắc nghiệt, hà mã cũng như nhiều loại thú quý hiếm sẽ được bổ sung các loại vitamin tổng hợp nhằm tăng sức đề kháng.

Trong các khu chuồng kín nuôi hổ, voi, khỉ, vượn..., các máy sưởi dầu, quạt thổi hơi nóng hoạt động hết công suất. Trong ảnh, một chú hổ trắng đang “tận hưởng” hơi ấm thổi ra từ máy sưởi.

Trong các khu chuồng kín nuôi hổ, voi, khỉ, vượn..., các máy sưởi dầu, quạt thổi hơi nóng hoạt động hết công suất. Trong ảnh, một chú hổ trắng đang “tận hưởng” hơi ấm thổi ra từ máy sưởi.

Ông Uông Huy Hòa, cử nhân sinh học, người có thâm niên 21 năm chăm sóc và gắn bó với nhiều "chú" voi tại Vườn thú Hà Nội cùng các đồng nghiệp đang cho voi ăn. Ông Uông Huy Hòa cho biết: “Bằng kinh nghiệm, mình phải luôn cảm nhận, xác định được tình trạng của chúng để chăm sóc. Chuồng trại phải luôn bảo đảm nguyên tắc sạch sẽ, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Vào những ngày giá rét, chuồng trại phải được căng thêm bạt để che chắn gió và bật đèn sưởi để voi khỏe mạnh”.

Ông Uông Huy Hòa, cử nhân sinh học, người có thâm niên 21 năm chăm sóc và gắn bó với nhiều "chú" voi tại Vườn thú Hà Nội cùng các đồng nghiệp đang cho voi ăn. Ông Uông Huy Hòa cho biết: “Bằng kinh nghiệm, mình phải luôn cảm nhận, xác định được tình trạng của chúng để chăm sóc. Chuồng trại phải luôn bảo đảm nguyên tắc sạch sẽ, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Vào những ngày giá rét, chuồng trại phải được căng thêm bạt để che chắn gió và bật đèn sưởi để voi khỏe mạnh”.

Công nhân đang dùng máy cắt cỏ voi thành từng đoạn ngắn 2 - 3cm để cho thú ăn. Việc cắt nhỏ giúp động vật dễ hấp thu và tiêu hóa, tăng thêm năng lượng nhằm chống rét, đồng thời không bị lãng phí thức ăn.

Công nhân đang dùng máy cắt cỏ voi thành từng đoạn ngắn 2 - 3cm để cho thú ăn. Việc cắt nhỏ giúp động vật dễ hấp thu và tiêu hóa, tăng thêm năng lượng nhằm chống rét, đồng thời không bị lãng phí thức ăn.

Tại khu chăn nuôi những loài thú móng guốc (hươu cao cổ, nai, hoẵng, dê, cừu...) có không gian rộng, công nhân phải áp dụng biện pháp sưởi thủ công cho thú là đốt củi khô. Đây là củi tận dụng từ quá trình cắt tỉa cây xanh, cây sâu mục trong công viên.

Tại khu chăn nuôi những loài thú móng guốc (hươu cao cổ, nai, hoẵng, dê, cừu...) có không gian rộng, công nhân phải áp dụng biện pháp sưởi thủ công cho thú là đốt củi khô. Đây là củi tận dụng từ quá trình cắt tỉa cây xanh, cây sâu mục trong công viên.

Sự công phu của công việc chăm sóc động vật đã giúp các cá thể động vật, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Nhờ đó, Vườn thú Hà Nội luôn là một điểm đến hấp dẫn cho người dân Thủ đô cũng như du khách gần xa…

Chuyện về vườn thú 155 tuổi: Trăm năm Sở thú - Thảo Cầm viên

Trong lịch sử hơn 320 năm của Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, ít có công trình nào tồn tại và gắn bó như một phần cơ thể của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Lương ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN