Choáng váng trước lễ vật “khủng” từng dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương
Một chiếc bánh dày khổng lồ được độn bằng… mút xốp để dâng lên vua Hùng đã từng khiến nhiều người xót xa vì “ai đó” nỡ dối trá với cả tổ tiên.
Năm 2017, người dân ở Sầm Sơn đã góp tiền làm một chiếc bánh dày nặng gần 2 tấn để đưa đến đền Độc Cước
Đầu năm nay, khi lên kế hoạch chuẩn bị lễ vật dâng lên Đền Hùng nhân Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2018, Thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã kiến nghị lên UBND tỉnh xin được làm một chiếc bánh dày nặng tới 3 tấn. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã bác đề xuất này. Trong khi đó, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2018 cho biết năm nay kiên quyết không nhận những lễ vật khổng lồ như những năm trước.
Trong lịch sử, rất nhiều lần những lễ vật “khủng” đã được dâng lên Quốc Tổ trong dịp Quốc lễ này.
TP.HCM dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ TổDịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016, một chiếc bánh chưng khổng lồ với trọng lượng lên đến 2,5 tấn, có diện tích 2,6m2, cao 0,6m đã được dâng lên bàn thờ Quốc Tổ tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11, TP.HCM như một lễ vật truyền thống của dân tộc.
Chiếc bánh chưng “khủng” này được làm từ 1,2 tấn gạo nếp, 3 tạ đậu xanh, 2 tạ thịt heo, 3 tạ lá chuối và nửa tạ lá dong.
Chiếc bánh chưng "khủng” nặng 2,5 tấn ở Sài Gòn được gần trăm người gói, nấu để làm lễ vật dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương năm 2016
Để làm được chiếc bánh chưng khổng lồ này, hàng chục người đã làm việc trong nhiều ngày để thực hiện các khâu từ vo gạo nếp, rửa lá, thái thịt, đãi đậu xanh… đến làm khung bánh, lò nấu bánh.
Sau gần 70 giờ nấu, chiếc bánh được vớt ra và sau đó được dâng lên bàn thờ Quốc Tổ.
Sau khi dâng cúng vua Hùng, chiếc bánh chưng khổng lồ đã được cắt ngay tại công viên để mời du khách thưởng thức. Nhưng trái với niềm vui lập kỷ lục “chiếc bánh chưng to” của ban tổ chức, những vị khách mời lại tỏ ra ngao ngán, chưng hửng với những hình ảnh không được đẹp mắt khi cắt bánh.
Mỗi khi lớp lá chuối được mở ra, từng mảng bánh chưng gồm nếp hòa quyện với đậu xanh và thịt heo được lấy ra rồi chia ra các phần nhỏ hơn và bỏ vào hộp xốp để mời du khách thưởng thức món bánh dâng vua Hùng.
Với kích thước “khủng” của chiếc bánh, người ta phải cắt bánh thành từng tảng rồi mới chia nhỏ thành các phần ăn. Chưa nói đến hương vị của chiếc bánh, nhưng hình ảnh các công nhân dùng tay bốc bánh, chia nhỏ bánh cho vào hộp xốp rất thiếu thẩm mỹ và mất vệ sinh.
Trước đó, xem những hình ảnh ghi lại cảnh làm bánh, nhiều người đã cảnh báo tình trạng an toàn thực phẩm như người làm bánh đi chân đất trong khuôn bánh để rải lá chuối.
Chiếc bánh chưng lớn nhất Việt Nam dâng cúng các vua HùngNăm 2014, chiếc bánh chưng nặng khoảng 4,3 tấn đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là chiếc bánh chưng lớn nhất Việt Nam. Chiếc bánh này cùng với chiếc bánh dày nặng 5 tạ được dâng cúng các vua Hùng ở đền Mẫu Tổ Âu Cơ tại Hưng Yên vào ngày 4/4/2014.
Chiếc bánh chưng lớn nhất Việt Nam nặng 4,3 tấn và chiếc bánh dày nặng 5 tạ ra mắt tại lễ hội đền Mẫu Tổ Âu Cơnăm 2014
Chiếc bánh chưng có kích thước 2,5m x 2,5 m x 80 cm và nặng khoảng 4,3 tấn này được làm từ 3 tấn gạo nếp, 3 tạ đường, 3 tạ đỗ, 5 tạ lá dong và 1,5 tạ lạt buộc. Bề mặt trên của bánh được bao phủ gần như kín bằng những chiếc lá dong để đảm bảo vệ sinh, hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc tay trực tiếp vào bánh.
Với kích thước “khủng”, phải mất 3 ngày 3 đêm nấu, chiếc bánh chưng này mới chín.
Mặt trên của bánh được bao phủ gần như kín bằng những chiếc lá dong
Để đặt được chiếc bánh chưng ngay ngắn trên khán đài, người ta phải dùng tới 2 máy cẩu. Trong quá trình chuẩn bị và trưng bày chiếc bánh này, những chiếc quạt luôn được túc trực để tránh ruồi muỗi bâu vào.
Cùng với chiếc bánh chưng có kích thước kỷ lục này, 1 chiếc bánh dày lớn, nặng khoảng 5 tạ cũng được ra mắt, tạo thành cặp bánh chưng bánh dày lớn nhất dâng lên cúng tổ tiên, các vua Hùng trong dịp lễ hội đền Mẫu Tổ Âu Cơ.
Chiếc bánh dày này cùng với chiếc bánh chưng khổng lồ đã làm nên một cặp bánh lớn nhất dâng lên tổ tiên, vua Hùng
Cung tiến Quốc Tổ Hùng Vương bằng chai rượu lớn nhất Việt NamNăm 2010, một chai rượu với kích thước lớn chưa từng có được cung tiến lên các vua Hùng trong ngày Quốc lễ.
Chai rượu cao đến 5,2m, đường kính 1,2m và có dung tích lên tới hơn 4.000 lít.
Chai rượu cao đến 5,2m, đường kính 1,2m và có dung tích lên tới hơn 4.000 lít được cung tiến lên các vua Hùng trong ngày Quốc lễ năm 2010.
Để có thể hoàn thiện vỏ chai rượu với dung tích lớn như trên, người ta đã mất đến 72 ngày chế tạo. Lúc này, chai rượu có một không hai này mới được làm xong phần chế tạo thô, làm vệ sinh, đánh bóng, dán chữ. Sau đó, chai rượu mới được lắp đặt vào kệ và đặt tại trung tâm vườn hoa khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ).
Sau khi vỏ chai đã được lắp đặt chắc chắn, rượu được bơm vào, thực hiện nghi lễ dâng lên các vua Hùng.
Chai rượu khổng lồ này đã tạo nên điểm nhấn trong dịp Quốc lễ năm 2010. Rất nhiều du khách đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy chai rượu “ngoại cỡ” này.
Bánh dày khổng lồ dâng lên Quốc Tổ làm bằng bột và... mút xốp
Còn nhớ, vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương cách đây 10 năm, ngày 14/4/2008, một cặp bánh chưng bánh dày khổng lồ từ TPHCM đã được hạ xuống Đền Hùng (Phú Thọ) từ xe lạnh. Chiếc bánh đã được dùng làm vật phẩm dâng cúng Quốc Tổ Hùng Vương.
1 ngày sau lễ dâng hương, ban tổ chức định cắt bánh, chia đều cho khách hành hương về dự lễ và thưởng lộc.
Tuy nhiên, không như dự kiến, cả hai chiếc bánh khổng lồ đã không được "chia lộc" cho con cháu về nguồn do xảy ra “sự cố”. Khi người dân trong xã thử "mổ" chiếc bánh chưng thì chiếc bánh đã vữa và lên men, có mùi khó chịu. Trong khi đó, chiếc bánh dày đã mốc xanh, bên ngoài là một lớp mỏng bột, bên trong bánh hoàn toàn được làm bằng… mút xốp.
Cặp bánh chưng bánh dày khổng lồ được chuyển từ TP.HCM ra Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương. Cặp bánh này đã bị hỏng sau khi dâng hương. Không những thế, bên trong chiếc bánh dày này lại là lõi mút xốp.
Trước thắc mắc của dư luận về chiếc bánh dày “nhân xốp”, đơn vị làm ra hai chiếc bánh giải thích việc đặt xốp trong lòng chiếc bánh dày là để tạo hình dáng ban đầu cho bánh, sau đó mới đắp bột nếp lên xung quanh khối mút xốp để tạo thành chiếc bánh dày. Đại diện đơn vị này cũng cho rằng không nên cắt bánh dày vì thực chất đây là khối bột nếp, mang ý nghĩa tượng trưng hơn là để phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân.
Năm 2016, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ từng khẳng định Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mỹ tục của người Việt. Vì vậy Phú Thọ kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương. Thay vào đó, việc các đơn vị, cá nhân đến Phú Thọ cùng tham gia cuộc thi gói bánh, tái hiện phần nào tích xưa về cuộc tranh đua tìm kiếm món ngon làm cỗ để được truyền ngôi vua Hùng Vương thứ 6 có lẽ sẽ là cách ý nghĩa nhất để ghi tạc những nét văn hóa truyền thống của người Việt một cách chân thực và giá trị nhất. |
Ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, cho biết đang nghiên cứu và chưa có tham mưu gửi UBND tỉnh về việc...